Xanh Ximông (1760-1825)

Một phần của tài liệu nhân vật ls 10 (Trang 51 - 67)

Hăngriđơ Xanh - Ximông (Claude Henri Derouvroy) - bá tước De Saint - Simon - nhà triết học, kinh tế học Pháp, người đề xướng chủ nghĩa xã hội không tưởng đầu tiên.

Bá tước Hăngriđơ Xanh - Ximông xuất thân trong một gia đình quý tộc, có học vấn uyên bác và tư tưởng tiến bộ. Ngay từ thời thiếu, Xanh - Ximông đã ước mơ thực hiện những sự nghiệp lớn lao. Năm 15 tuổi, Hăngri nói với cha là không muốn theo các nghi lễ của giáo hội vì không tin vào tôn giáo. Cha tức giận, bắt ông bỏ ngục. Ông đã vượt ngục, trốn sang Mỹ. Năm 19 tuổi, ông tham gia đạo quân Pháp được phái sang Mỹ, giúp nhân dân Mỹ chống thực dân Anh giành độc lập, đã lập được nhiều chiến công.

Khi chiến tranh kết thúc, Xanh - Ximông mới 23 tuổi, trở về Pháp, được phong hàm đại tá và được cử chỉ huy pháo đài lớn Mêdơ ở biên giới phía đông nước Pháp. Nhưng ông đã bỏ nghề quân sự, đi du lịch khắp châu Âu. Khi cuộc cách mạng tư sản Pháp 1789 nổ ra, ông trở về nước. Lúc đầu, ông có cảm tình với cách mạng, nhưng đến thời kỳ "khủng bố" thì tỏ ra thất vọng. Ông có xu hướng xây dựng xã hội mới bằng tri thức khoa học, nên mặc dù đã có 40 tuổi, ông vẫn xin vào học trường Đại học Bách Khoa và say sưa với công tác nghiên cứu khoa học. Ông viết sách tuyên truyền tư tưởng xã hội chủ nghĩa không tưởng.

Xanh - Ximông công kích kịch liệt chế độ tư bản và kêu gọi cải cách xã hội theo chủ nghĩa xã hội, bảo đảm cho tất cả mọi giai cấp được thỏa mãn nhu? cầu sinh sống và văn hóa. Ông quan tâm đến số phận của giai cấp vô sản, nhưng không nhận thức được vai trò và sứ mệnh lịch sử của nó. Ông phủ nhận đấu tranh giai cấp. Ông chủ trương trong xã hội của nghĩa tương lai, những nhà bác học và những người làm công nghiệp (bao gồm chủ xưởng, thương nhân, nhà ngân hàng và cả công nhân) giữ vai trò lãnh đạo. Ông cho rằng cơ sở kinh tế của chủ nghĩa xã hội sẽ là nền đại công nghiệp được tổ chức trên những nguyên tắc kế hoạch hóa, có khả năng bảo đảm sự thỏa mãn nhu cầu cho xã hội. Ông đề ra nguyên tắc "mọi người đều phải lao động" theo khả năng của mình để cung cấp của cải cho xã hội.

Chủ nghĩa xã hội của Xanh - Ximông là chủ nghĩa xã hội không tưởng vì ông cho rằng nhà tư tưởng đề ra ý hay sẽ được thiên hạ theo mà xây dựng nên một xã hội tốt đẹp. Nhưng thực tế đã làm ông thất vọng. Vào cuối đời mình, Xanh - Ximông nghèo túng, viết thư cho những người cầm quyền, những nhà tư sản, để thuyết phục họ thực hiện học thuyết xã hội của ông. Nhưng những người giàu có không ai ủng hộ học thuyết của nông, cũng không một ai giúp đỡ ông. Tuy nhiên, tư tưởng về tính chất xã hội có kế hoạch, có tổ chức trong sản xuất của ông làm cơ sở cho chế độ xã hội tương lai là một cống hiến lớn lao cho lý thuyết của chủ nghĩa xã hội sau này.

Ricacđô (1772-1823)

Đêvit Ricacđô (David Racardo) - nhà kinh tế học Anh, đại biểu xuất sắc của khoa kinh tế chính trị học cổ điển tư sản.

Ricacđê sinh trưởng trong một gia đình tư sản giàu có, gốc Do Thái, ở Luân Đôn (Anh). Ông làm việc ở sở giao dịch và sớm trở thành nhà triệu phú.

Năm 1809, ông phát biểu luận văn về tiền tề và trở thành một trong những nhà lý luận đầu tiên của môn kinh tế chính trị học cổ điển Anh. Tác phẩm chủ yếu khiến ông được nổi tiếng là cuốn Những điều? cơ bản trong kinh tế chính trị học và trong vấn đề thuế xuất bản năm 1817. Ricacđô góp phần phát triển những tư tưởng xã hội chủ nghĩa, trong khi cố gắng giải thích những đòi hỏi của giai cấp công nhân bằng học thuyết lao động về giá trị. Ông cũng là người đã xây dựng nên luật về địa tô. Ông tuyên truyền cho sự tự do mâu dịch và không hạn chế cạnh tranh. Tuy nhiên, Ricacđô cho rằng kinh tế hàng hóa và chủ nghĩa tư bản là hình thức tự nhiên và tồn tại vĩnh viễn, đó là mặt hạn chế mang tính chất tư sản trong học thuyết của ông.

Ricacđô còn hoạt động chính trị. Năm 1817, ông được bầu làm đại biểu Quốc hội Anh. Ông đã đưa ra nhiều chủ trương về tự do mậu dịch, hủy bỏ luật ngũ cốc, nhằm thúc đẩy nền kinh tế tư bản chủ nghĩa Anh.

BANDĂC (1799 - 1850)

Ônôrê đơ Bandăc (Honoré de Balzac) - nhà văn hiện thực lớn của nước Pháp.

Bandăc vốn không phải dòng dõi quý tộc, mà xuất thân trong một gia đình bình dân (cha là nông dân, mẹ là con nhà buôn), nhưng vì có cảm hình với tầng lớp quý tộc, nên tự nhận mình là quý tộc (chữ "đờ" để chỉ dòng dõi quý tộc)

Bandăc sinh ra và lớn lên tại thành phố Tua, miền Tây nước Pháp. Sau khi tốt nghiệp đại học luật khoa (1820), ông làm thông sự ở tòa án. Sau thấy mình có thiên hướng viết văn, ông chuyển sang viết văn. Vì muốn giàu nhanh chóng, ông viết vội vàng để in cho được nhiều cuốn truyện. Nhưng thấy tiền kiếm chẳng được bao nhiêu, ông lại xoay sang nghề xuất bản. Kết quả ông bị phá sản và mắc nợ rất nhiều. Ông trở lại nghề viết văn. Ông làm việc hết sức cần cù, trung bình mỗi ngày từ 14 đến 16 tiếng đồng hồ. Ông viết đi viết lại, sửa chữa nhiều lần những trang bản thảo của mình. Ông cũng dành nhiều công sức nghiên cứu, quan sát cuộc sống và đọc sách tham khảo. Trong hơn 20 năm cặm cụi (kể từ tác phẩm đầu ta ra đời năm 1829), ông đã viết tới 96 cuốn tiểu thuyết và truyện ngắn, tập hợp thành một bộ mang tên là Tấn trò đời.

Tấn trò đời của Bandăc là một bức tranh miêu tả trung thực sinh động xã hội Pháp ở nửa đầu thế kỷ XIX. Bandăc đã lột trần những thủ đoạn làm giàu của giai cấp tư sản. Đối lập với giai cấp tư sản giàu có, trong các tác phẩm của Bandăc cũng hiện lên hình ảnh đáng thương của những người bình dân chỉ mong muốn một cuộc sống yên ổn mà không được. Những tác phẩm nổi tiếng của ông là: Tấm da sầu não, Ơgiêni Grăngđê, Lão Gôriô, Vỡ Mộng, Trời không có mắt (hay Cậu em họ Pông) v.v...

GUÊTHƠ (1749 - 1832)

Iôhan Vôngang phôn Guêthơ (Johann Wolfgang von Goeth) - nhà văn, nhà thơ lỗi lạc, chính khách và bác học Đức.

Guêthơ sinh ra trong một gia đình giàu có ở thành phố Phranphuôc bên sông Mainơ. Lúc nhỏ, Iôhan được bố và các gia sư dạy chữ và nhiều ngoại ngữ. Năm 16 tuổi, Iôhan học khoa Luật tại trường Đại học Laixich, sau chuyển sang trường Đại học Xtơraxbua. ở đây, Guêthơ đã tham gia vào nhóm văn học Bão táp và Xung kích, một phong trào văn hóa chống lại chủ nghĩa duy lý và chủ nghĩa cổ điển. Năm 1771, ông tốt nghiệp đại học Luật và làm luật sư ở Phranphuốc. Ông bắt đầu sáng tác và trở thành nhà văn nổi tiếng.

Khi đó "mốt" bảo hộ các tài năng và dùng những người nổi tiếng để tô điểm cho triều đình đang thịnh hành, ông được công tước trẻ tuổi xứ Dăcden - Vâyma là Calơ Aogutxơ mời sang Vâyma (1776). Ông được cử giữ chức cố vấn cơ mật, chủ tịch phòng tài chính và được phong tước quý tộc. Tuy ông được hậu đãi và làm được một số điều hữu ích cho công quốc Vâyma, nhưng "trong chiếc lồng vàng Vâyma khó cất lời ca", cho nên ông đã bỏ sang Italia, tìm cảm hứng và sáng tác. Đồng thời ông cũng tiến hành nghiên cứu khoa học, nghiên cứu về khoáng học và hình thái học. Năm 1792 - 1793, ông tham gia cuộc hành quân trong các đội quân phong kiến châu Âu chống lại cách mạng Pháp. Tuy có tư tưởng chống lại cách mạng bạo lực, nhưng ông cũng thấy sự cần thiết phải làm cách mạng để xóa bỏ chế độ phong kiến thối nát.

Guêthơ đã viết nhiều cuốn tiểu thuyết, nhiều vở kịch, nhiều tập thơ, trong đó nổi tiếng nhất là vở kịch thơ Phaoxtơ (Faust - phần I xuất bản năm 1806, phần II hoàn thành trước khi tác giả mất năm 1832). Trong tác phẩm Phaoxtơ, Guêthơ đã gợi lên lòng khao khát hạnh phúc của con người, sự nỗ lực vươn lên không ngừng nhằm chinh phục thiên nhiên, ông cũng đề cao tự do, cuộc đấu tranh cho tự do và sự cao cả của lao động sáng tạo.

Guêthơ mất năm 83 tuổi.

BAIRƠN (1788 - 1824)

Bairơn (George Gordon, huân tước Byron) - nhà thơ lớn của nước Anh.

Bairơn sinh tại Luân Đôn thủ đô nước Anh, trong một gia đình quý tộc. Ông khỏe mạnh và đẹp trai, nhưng chân đi hơi thọt. Ông có thái độ khinh thường dư luận, thường hay châm biếm, mỉa mai xã hội thượng lưu với khuôn sáo đạo đức giả của nó. Ông đã dùng văn thơ trào phúng làm vũ khí chống bọn cầm quyền thống trị tàn bạo đàn áp nhân dân và vạch rõ những bất công trong xã hội. Những bài thơ của ông tố giác cái xấu của cuộc đời (bài thơ trường thiên Cuộc du hành của Traidơ Harôn, xuất bản năm 1812); ca ngợi những người anh hùng khởi nghĩa (tập truyện thơ Manphơrết xuất bản năm 1817). Tập truyện thơ Đôn Giuan là một tác phẩm dí dỏm nói về bản thân tác giả, xuất bản năm 1824. Những tác phẩm của ông nổi tiếng ở khắp châu Âu.

Chán ghét thói đạo đức giả của xã hội Anh, ông đã sang cư trú ở Italia, Thụy Sĩ, rồi Thổ Nhĩ Kỳ, Hi Lạp. Ông đã tham gia vào cuộc chiến đấu vì tự do của nhân dân Hi Lạp, chống quân xâm kược Thổ Nhĩ Kỳ và hi sinh lúc mới 36 tuổi.

Bairơn thuộc thế hệ các nhà thơ lãng mạn Anh đã đứng lên chống lại xã hội quý tộc thượng lưu và những bất công xã hội. Những tác phẩm của ông đã có ảnh hưởng đến trào lưu văn học lãng mạn ở châu Âu.

BITÔVEN (1770 - 1827)

Lutvich phan Bitôven (Ludwig van Beetthoven) - nhạc sĩ, nhà soạn nhạc vĩ đại người Đức.

Bitôven sinh ra ở Bon (Đức), trong một gia đình có truyền thống lâu đời về âm nhạc. Cha ông là Iôhan Bitôven cũng là một nhạc công có tài, đã dẫn dắt ông những bước đầu tiên trên đường âm nhạc. Năm 8 tuổi, Bitôven đã tham gia trình diễn trong dàn nhạc cung đình cùng với người cha thân yêu của mình. Năm 12 tuổi, Bitôven bắt đầu sáng tác âm nhạc. Năm 16 tuổi, Bitôven đã nổi tiếng, những tác phẩm của ông sánh được với những sáng tác của các nghệ sĩ Đức danh tiếng thời đó. Năm 18 tuổi, Bitôven gặp Môda ở Viên, ông rất cảm phục nhạc sĩ thiên tài người áo này. Lúc đầu ông chịu ảnh hưởng của Môda, sáng tác theo phong tác cổ điển, nhưng dần dần với ý thức tự do trong sáng tác, ông đã đi đến chủ nghĩa lãng mạn trong âm nhạc. Khi cách mạng Pháp 1789 nổ ra, Bitôven hoan nghênh cuộc cách mạng đó và đã sáng tác một bản hợp xướng nhan đề là Người tự do để ca ngợi. Năm 1792, Bitôven sống ở Viên, cái nôi của nền âm nhạc thế giới. ở đó, ông vừa bồi dưỡng thêm tài năng vừa dạy nhạc cho con em quý tộc và những người giàu có để kiếm sống. Ông cũng nhiều lần đi công diễn ở các thành phố lớn của châu Âu (Paraha, Drexđen, Beclin...)

Trong đời tư, Bitôven gặp nhiều khó khăn về tinh thần và vật chất. Ông yêu Giulieta và đã viết Xônát ánh trăng để tặng nàng. Nhưng khi bản nhạc hoàn thành, thì cũng là lúc nàng đã phụ tình ông. Ông suốt đời sống trong cô đơn. Năm 1800, Bitôven bị điếc. Tuy nhiên, ông vẫn sáng tác đều đặn và có nhiều tác phẩm kiệt xuất. Chỉ có điều là, ông không thể nghe biểu diễn được những tác phẩm mà mình đã sáng tác.

ĐƠLACROA (1798 - 1863)

Ơgien Đơlacroa (Eugène Delacroix) - họa sĩ nổi tiếng của Pháp đầu thế kỷ XIX, đồng thời là nhà văn.

Đơlacroa không phải có năng khiếu hội họa bẩm sinh, cũng không được học tại một xưởng trường về hội họa nổi tiếng nào, mà ông chỉ thông qua việc đọc sách và chiêm ngưỡng các tác phẩm hội họa của các họa sĩ xứ Phơlăngđrơ ở Viện bảo tàng Luvrơ (Pháp). Từ đó ông đã suy nghĩ và tìm tòi một phong cách nghệ thuật mang bản sắc riêng của mình.

Năm 23 tuổi, ông đã trưng bày bức tranh Đăngtơ và Viêcgilơ ở địa ngục (1822) tại phòng triển lãm tranh Pari. Tác phẩm của ông được nhiều người chú ý, vì tính cách mới mẻ, giải pháp mạnh dạn, bố cục và màu sắc hài hòa, diễn đạt chân thật những nỗi đau khổ của con người, sức mạnh hình tượng đầy xúc cảm bi kịch, khác hẳn những bức tranh nặng tính ước lệ, khuôn sáo của các họa sĩ đương thời.

Hai năm sau, ông triển lãm bức tranh thứ hai Vụ thảm sát ở Siô (1824) trong đó ông ca ngợi ý chí quật cường, bất khuất của những chiến sĩ Hi Lạp đấu tranh chống lại bọn xâm lược Thổ Nhĩ Kỳ hung bạo. Màu sắc của tranh được sử dụng mạnh dạn với một kỹ thuật phong phú, tươi tắn, tôn hẳn vẻ sinh động của chủ đề. Qua chuyến tham quan Marôc, Angiêri và một số vùng khác ở châu Phi, ông đã quan sát và thu nhận những chất liệu sống vô cùng quý giá về thế giới Hồi giáo, những phong tục tập quán, y phục và sinh hoạt của người Ai Cập. Ông đã sáng tác những bức tranh về chủ đề phương Đông như Những phụ nữ cấm cung ở Angiê (1834) và những bức tranh làm sống lại những trang sử huy hoàng của nước Pháp có liên quan với đế quốc Arập như: Trận chiến đấu gần Pozchiê, Quân Thập tự chiếm kinh thành Côngxtăngtinốp (1840). Phần lớn những bức tranh của ông hiện còn được lưu giữ ở Viện bảo tàng Luvrơ. Ngoài ra, ông còn là tác giả của những bức tranh tường lớn ở thư viện Hạ nghị viện và Thượng nghị viện, trên trần hành lang Apônlông ở Luvrơ, trên tường giáo đường Xanh Angiơ, nhà thờ Xanh Xuynpixơ.

Đơlacroa còn nổi tiếng với tập Nhật ký. Ngoài những ghi chép về sinh hoạt riêng tư của ông, sự tu dưỡng, tự rèn luyện, phấn đấu cho một lý tưởng cao quý, cuốn Nhật ký còn để lại nhiều nhận xét về nền nghệ thuật Pháp nửa đầu thế kỷ XIX.

Đơlacroa là người đứng đầu trường phái lãng mạn tích cực, một phong cách biểu hiện mới thời bấy giờ. Ông đã phải kiên trì đấu tranh chống những lực lượng trì trệ, lạc hậu, phản động trong nền nghệ thuật đương thời, để cuối cùng buộc bọn họ phải chấp nhận giá trị nghệ thuật của ông. Cuối đời, lúc đã gần 60 tuổi, ông mới được nhận vào Viện Mỹ thuật Pháp.

ĐAVIT (1748 - 1825)

Lui Đavit (Louis David) - họa sĩ lỗi lạc thời Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỷ XVIII.

Ngay từ những tác phẩm đầu tay, Đavit đã bộc lộ khuynh hướng hiện thực và trở thành người đứng đầu trường phái Tân Cổ điển trong hội họa. Bức tranh Lời thề của anh em Hôraxơ của ông được sáng tác trước cuộc Cách mạng Pháp 1789 đã có giá trị cổ động quần chúng đứng lên làm cách mạng (bức tranh này hiện nay được trưng bày ở Viện bảo tàng Luvrơ, Pari - Pháp).

Khi cuộc Cách mạng tư sản Pháp bùng nổ, ông đã hăng hái tham gia hoạt động cách mạng và đã thể hiện trên tranh vẽ của mình những hình ảnh cách mạng của nhân dân. Đặc biệt trong bức tranh Cái chết của Mara, ông đã diễn tả hình ảnh người anh hùng bất tử, "người bạn của nhân dân", tuy bị kẻ thù hèn mạt ám hại, nhưng đã biểu hiện sáng chói chủ nghĩa anh hùng cách mạng.

Thời kỳ Napôlêông Bônapac cầm quyền, Đavit được phong "họa sĩ số một" của nước Pháp. Trong bức tranh Lễ đăng quang (vẽ buổi lễ Napôlêông đang đội vương miện cho vợ là Giôdêphin lên ngôi hoàng hậu), ông đã thể hiện đám đình thần như một bầy vô lại láo nháo và giáo hoàng tỏ ra ấm ức vì phải khuất phục uy quyền của một tên vua lộng hành, mà phải nén lòng cam chịu.

Khi phái phản động lên cầm quyền, ông đã hai lần bị tù. Lần thứ nhất, khi nền chuyên chính? Giacôbanh bị lật đổ, vì ông ủng hộ phái Giacôbanh và thân với Rôbexpie, ông bị những người ghen ghét, thù địch tố giác và bị

Một phần của tài liệu nhân vật ls 10 (Trang 51 - 67)