Orăng (Ghiôm) (1533-1584)

Một phần của tài liệu nhân vật ls 10 (Trang 26 - 29)

Ghiôm I Orăng - Natxâu (Guillaume I er d'Orange - Nassau) - lãnh tụ cuộc cách mạng tư sản Nêđeclan (Xứ thấp), quốc trưởng đầu tiên của các tỉnh liên hiệp (tức Hà Lan).

Ghiôm I Orăng - Natxâu là con cả của bá tước Ghiôm VIII Natxâu, được thừa kế lãnh địa ở Orăng, nên mang họ Orăng - Natxâu, một vương hầu của đế quốc Đức. Xứ Nêđêclan là lãnh thổ của đế quốc Đức hay đế quốc thần thánh Rôma - Giecmani. Năm 1556, hoàng đế Đức Saclơ Canh (Charles V tức Charles Quint) từ ngôi, đã giao Nêđeclan cho con mình là vua Tây Ban Nha Philippô II cai trị của Philippô II ở Nêđeclan hết sức hà khắc, nhà vua bắt nhân dân đóng góp thuế khóa nặng nề và dựa vào giáo hội Thiên chúa giáo khủng bố gắt gao đạo Tin lành, đạo này được đa số nhân dân Nêđeclan tin theo. Các tầng lớp xã hội Nêđeclan đều bất mãn với chế độ cai trị của Tây Ban Nha. Một đoàn đại biểu quý tộc, do Ghiôm Orăng cầm đầu, dâng lên người đại diện của Philippô II lời thỉnh cầu nhà vua giảm bớt chính sách hà khắc, nhưng nhà vua không chấp nhận. Năm 1566, một cuộc nổi dậy của nhân dân kéo đến phá hủy các nhà thờ của giáo hội Thiên chúa giáo (phong trào "phá hoại tượng thánh") mở đầu cuộc cách mạng tư sản ở Nêđeclan. Vua Tây Ban Nha đưa quân sang đàn áp cuộc khởi nghĩa. Nhân dân Nêđeclan thành lập các đội du kích (bọn quý tộc Tây Ban Nha gọi họ là "những kẻ khốn cùng") chiến đấu ở cả trong rừng lẫn ngoài biển chống quân đội Tây Ban Nha. Ghiôm Orăng cũng tổ chức một đội quân đánh thuê về tham gia chiến đấu. Ông được nghĩa quân bầu làm Thống lĩnh (cũng gọi là Quốc

trưởng)

Cuộc chiến tranh cách mạng diễn ra ngày càng ác liệt, khí thế cách mạng của nhân dân ngày càng lên cao. Năm 1579 bọn quý tộc bảo thủ và một bộ phận tư sản ở miền Nam Nêđeclan rút khỏi cuộc đấu tranh cách mạng, thừa nhận sự thống trị của Tây Ban Nha 17 tỉnh miền Bắc kiên quyết chiến đấu đến khi giành được thắng lợi, thành lập nước cộng hòa, gọi là "Các tỉnh liên hiệp" (về sau gọi theo tên? của một tỉnh quan trọng nhất và có thủ đô Amxtecđam là Hà Lan). Năm 1584, Ghiôm Orăng người tiêu biểu cho cuộc đấu tranh giải phóng Nêđeclan, bị một tên tay sai của Tây Ban Nha ám sát. Sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc được giao cho con ông là Môrit Orăng một người có tài tổ chức và chỉ huy quân đội. Năm 1609, Tây Ban Nha phải ký hòa ước đình chiến với "Các Tỉnh liên hiệp" và năm 1648 chính thức thừa nhận nền độc lập của "Các Tỉnh liên hiệp".

CRÔMOEN (1599 - 1658)

Ôlivơ Crômoen (Oliver Cromwell) - nhân vật chủ chốt của cách mạng tư sản Anh (1640 - 1660), người có nhiều công lao đưa cuộc cách mạng đến thắng lợi và đã nắm chính quyền độc tài quân sự 1653 - 1658. Crômoen là một địa chủ, đại diện cho tầng lớp quý tộc mới, có tinh thần cách mạng, khả năng tổ chức và chỉ huy quân sự. Năm 1640, ông được bầu làm đại biểu Quốc hội. Trong Quốc hội, ông đã hăng hái chống lại nhà vua và giáo hội Anh. Khi cuộc chiến tranh chống vua Saclơ I nổ ra (1642), ông đã tổ chức đạo quân "kiểu mới", làm hạt nhân cho quân đội của Quốc hội (quân "đầu tròn", vì đầu tóc cắt ngắn, ăn mặc giản dị). Đơn vị kị binh của Crômoen, do lòng dũng cảm và chí kiên quyết, được mệnh danh là "sườn sắt". Quân đội "đầu tròn" của Quốc hội đã đánh bại quân đội "kị sĩ" của vua và bắt giam vua (1648).

Sau khi vua Anh Saclơ I bị xử tử (1649), chế độ Cộng hòa được thành lập. Chính phủ Cộng hòa đã phái Crômoen mang quân đội sang đàn áp những cuộc khởi nghĩa của nhân dân Airơlen, Xcôtlen và tiến hành chiến tranh với Hà Lan buộc nước xảy ra nhiều biến động do quần chúng lớp dưới không thỏa mãn với những chính sách của chính phủ Cộng hòa, bọn sĩ quan cao cấp và bọn đại tư sản ở Luân Đôn đã ủng hộ Crômoen thực hiện chế độ độc tài quân sự. Năm 1653, Hội đồng sĩ quan bầu Crômoen làm người đứng đầu Chính phủ và phong cho ông chức vụ suốt đời làm Bảo hộ công. Lúc đầu, Crômoen còn chia sẻ quyền lợi với một hội đổng quốc gia, nhưng từ 1655, ông nắm tất cả mọi quyền hành, không triệu tập cả Quốc hội. Crômoen mất ngày 3-9-1658.

Một phần của tài liệu nhân vật ls 10 (Trang 26 - 29)