GARIBANĐI (180 7 1882)

Một phần của tài liệu nhân vật ls 10 (Trang 38 - 47)

Giuxeppo Garibanđi (Giuseppe Garibaldi) - người anh hùng dân tộc Italia, chỉ huy quân "áo đỏ" hay đội quân "một nghìn" tham gia vào cuộc đấu tranh giải phóng đất nước Italia khỏi ách thống trị của đế quốc áo và bọn

Garibanđi xuất thân trong một gia đình thủy thủ gốc Giênôva, lập nghiệp ở Nixơ. Ông làm thủy thủ từ nhỏ, sau trở thành thuyền trưởng, đi lại nhiều nơi. Năm 1833, ông tham gia tổ chức "Italia trẻ" so Mađini lãnh đạo và năm 1834, tham dự một vụ đột kích xưởng đóng tàu ở Giênôva, nhưng thất bại và bị kết án tử hình vắng mặt. Ông bỏ trốn sang Nam Mỹ, ở đó ông đã tham gia cuộc khởi nghĩa của nhân dân Brazin và chiến đấu bảo vệ nước Cộng hòa Uruguay. Trong những trận chiến đấu này, đội quân của ông mặc áo sơmi đỏ, nên được mệnh danh là đội quân "áo đỏ". Những chiến thắng của đội quân "áo đỏ" đã vang dội về đất nước Italia.

Khi cuộc kháng chiến chống áo của nhân dân Italia nổ ra, ông trở về nước. Tháng 6-1848, ông cập bến Nixơ và được đón tiếp như "người anh hùng của hai lục địa". Tháng 2-1849, nước Cộng hòa Rôma do Mađini đứng đầu, được thành lập; Garibanđi nhận nhiệm vụ chỉ huy những chiến sĩ bảo vệ nước Cộng hòa này. Quân đội Pháp sang giúp Giáo hoàng đàn áp cuộc khởi nghĩa, chiếm lại Rôma và tiêu diệt nước Cộng hòa Rôma, Garibanđi phải lưu lạc nhiều nơi và cuối cùng dừng lại ở đảo Caprêra bên bờ Địa Trung Hải, mua một thái ấp làm nơi trú ngụ.

Năm 1859, chiến tranh nổ ra giữa áo và liên minh Pháp - Piêmôntê. Garibanđi tổ chức và chỉ huy đội quân tình nguyện "xạ thủ núi Anpơ" chiến đấu bên cạnh quân đội Piêmôntê, được thủ tướng Phiêmôntê Cavua phong làm trung tướng. Quân đội của Garibanđi đã giải phóng một loại thành phố Lômbacđia.

Năm 1860, cuộc khởi nghĩa của nhân dân đảo Xixilia nổ ra chống chính quyền phong kiến tay sai đế quốc áo. Cavua khuyến khích Garibanđi đem quân xuống giúp nhân dân Nam Italia. Đội quân tình nguyện "áo đỏ" hơn một nghìn người do Garibanđi chỉ huy (cho nên gọi là đội quân "một nghìn" đổ bộ lên đảo Xixilia, giải phóng toàn đảo. Sau đó, đội quân "một nghìn" tăng lên đến 16.000 người, đổ bộ lên miền Nam Italia tiến vào thủ đô Napôli, giải phóng toàn bộ miền Nam Italia Cavua không muốn cho miền Nam Italia thành lập chính quyền dân chủ, cho nên đã đưa quân xuống miền Nam Italia, ép Garibanđi đem Nam Italia sát nhập vào Piêmôntê. Tháng 1-1861, vương quốc Italia thống nhất được thành lập, vua Piêmôntê được tôn lên làm vua Italia. Nhưng còn hai vùng lãnh thổ trên bán đảo chưa được giải phóng là Vênêđia (thuộc áo) và Rôma (quân đội Pháp bảo hộ). Garibanđi không nhận một chức vụ nào của triều đình mà quay trở về sống ở thái ấp của mình trên đảo Caprêra.

Năm 1866 Garibanđi tham dự cuộc chiến tranh của Italia liên minh với Phổ chống áo. Trong khi quân đội Italia thua cả trên bộ và trên biển thì quân tình nguyện của Garibanđi đánh thắng áo nhiều trận ở vùng Tirôn. Cuộc chiến tranh kết thúc áo phải trao trả Vênêdia cho Italia.

Tháng 10-1867, Garibanđi lại hành quân vào Rôma, đánh bại quân đội của Giáo hoàng. Nhưng quân viễn chinh Pháp kéo sang giúp Giáo hoàng, đánh bại Garibanđi.

Năm 1870, khi chiến tranh Pháp - Phổ nổ ra, Garibanđi kéo quân sang giúp nước Cộng hòa Pháp chống lại quân đội Phổ. Sau khi Công xã Pari thất bại, ông lại trở về sống những ngày cuối của đời mình trên đảo Caprêra.

CAVUA (1810 - 1861)

Camilô Benxô đơ Cavua (Camillo Benso de Cavour bá tước)- Thủ tướng của vương quốc Piêmôntê, người đóng vai trò chủ chốt trong việc thống nhất Italia.

Cavua xuất thân từ một gia đình quý tộc đại địa chủ, nhưng lại mang tư tưởng tự do tư sản, có đầu óc canh tân. Năm 1852, ông được vua Piêmôntê vời ra làm thủ tướng.

Vương quốc Piêmôtê là một trong bảy quốc gia phong kiến trên bán đảo Italia và là quốc gia duy nhất thoát khỏi ách thống trị của đế quốc áo. Cavua đã đẩy mạnh canh tân xứ Piêmôtê nhỏ bé và xúc tiến việc thống nhất quốc gia Italia "từ trên xuống". Ngoài việc phát triển thực lực của mình, Cavua còn trông mong vào sự ủng hộ của Pháp. Năm 1859, Piêmôntê đã cùng Pháp tiến hành cuộc chiến tranh chống áo trên đất Italia. Cuộc chiến tranh này đã mang lại cho Piêmôntê xứ Lômbacđia.

Phong trào đấu tranh của quần chúng nhân dân và của phái dân chủ đã thúc đẩy nhanh sự thống nhất nước Italia. Đạo quân "áo đỏ" hay đạo quân "một nghìn" do người anh hùng dân tộc Garibandi chỉ huy, đã giải phóng miền Nam Italia. Vùng này sau được sát nhập vào Piêmôntê. Tháng 3-1861, Quốc hội Italia đầu tiên họp ở Tôrinô (thủ đô của Piêmôntê), tuyên bố thành lập vương quốc Italia thống nhất. Vua Piêmôntê Vichto- Emmanuen II được tôn làm vua Italia và Cavua làm thủ tướng. Nhưng ba tháng sau Cavua mất. Công cuộc thống nhất Italia tuy chưa hoàn thành, nhưng Cavua đã là người đóng góp phần cơ bản cho sự thống nhất của nước Italia.

LINGÔN (1809 - 1865)

Abraham Lincôn (Abraham Lincoln) - Tổng thống thứ 16 của Hoa Kì, người đã lãnh đạo miền Bắc Hoa Kỳ giành thắng lợi trong cuộc Chiến tranh Li khai (1861 - 1865) và thủ tiêu chế độ nô lệ da đen ở Hoa Kì. Abraham Lincôn sinh ra trong một gia đình chủ trại nghèo ở Kentơcki. Hồi trẻ, ông làm nhiều nghề để sinh sống, tranh thủ thời gian học luật và trở thành luật sư. Năm 1848, Lincôn được bầu làm đại biểu Quốc hội. Ông đã đọc nhiều bài diễn văn chống lại chế độ nô lệ da đen. Năm 1860, Đảng Cộng hòa đề cử Lincôn ra tranh chức Tổng thống và ông đã thắng. Bọn chủ nô miền Nam đã nổi loạn để chống lại việc bầu một người chủ trương xóa bỏ chế độ nô lệ lên làm Tổng thống.

Cuộc hội chiến giữa các bang miền Bắc và các bang miền Nam Hoa Kì nổ ra, mà lịch sử gọi là Cuộc chiến tranh li khai kéo dài 14 năm (1861 - 1865). Nhờ có những chính sách tiến bộ của Licôn như cấp đất ở miền Tây cho những người di cư, xóa bỏ chế độ nô lệ da đen, nên quân đội miền Bắc đã đánh thắng quân đội miền Nam, hợp nhất hai miền.

Ngày 14-4-1865, trong một buổi dạ hội long trọng tại thủ đô Oasinhtơn, Lincôn bị ám sát do một diễn viên kịch được bọn chủ nô miền Nam thuê.

Abraham Lincôn được đánh giá là một trong những Tổng thống vĩ đại của Hoa Kì.

Niutơn (1643-1727)

Ixăc Niutơn (Isaac Newton) - nhà vật lý, toán học nước Anh, người được thế giới tôn là "người sáng lập ra vật lý học cổ điển"

Niutơn xuất thân gia đình quý tộc nông thôn. Cha của Niutơn mất trước khi ông ra đời. Lúc mới sinh Niutơn ốm yếu, quặt quẹo. Bà mẹ quan tâm chăm sóc sức khỏe? cho Niutơn nhiều hơn đường học vấn. Năm 12 tuổi, bà mới cho con trai đi học. Vì sức yếu, cậu thường bị các bạn bắt nạt. Cậu bèn nghỉ ra cách trả thù thú vị, là quyết tâm học thật giỏi để đứng đầu lớp. Năm 17 tuổi, Niutơn vào học ở trường Đại học tổng hợp Kembritgiơ. Thời gian còn là sinh viên, Niutơn đã tìm ra nhị thức trong toán học giải tích, được gọi là "nhị thức Niutơn". Năm 27 tuổi, ông được cử làm giáo sư toán ở trường Đại học nơi ông học; năm 30 tuổi, ông được bầu làm hội viên Hội khoa học hoàng gia Anh (Viện hàn lâm) và 23 năm cuối đời, ông làm chủ tịch Hội khoa học hoàng gia Anh. Ông còn là hội viên danh dự của nhiều Hội khoa học và viện sĩ của nhiều Viện hàn lâm.

Niutơn là người phát minh những định luật trong lĩnh vực vật lý và toán học. Cống hiến lớn khiến tên tuổi ông trở thành bất tử là "nguyên lý vạn vật hấp dẫn". Đây là nguyên lý cơ sở cho những phát minh vật lý học, cơ học, thiên văn học trong nhiều thế kỷ. Một lần, Niutơn trông thấy quả táo rụng từ trên cây xuống, ông liền nghĩ đến những nguyên nhân về sự rơi của các vật và tìm ra sức hút của quả đất.

Những phát kiến về thiên văn học của Niutơn dựa vào định luật vạn vật hấp dẫn đã giáng đòn chí mạng vào uy tín của giáo hội. Bọn bảo vệ tôn giáo đã phản ứng lại một cách quyết liệt đầy căm phẫn trước những phát minh về thiên văn học của Niutơn. Do ảnh hưởng của giáo hội, nhiều trường đại học ở châu Âu đến tận thế kỷ XIX vẫn cấm dạy môn cơ học, những vấn đề có liên quan đến định luật vạn vật hấp dẫn của Niutơn.

Niutơn sống cuộc đời độc thân và hết sức đãng trí. Tính đãng trí của ông đã trở thành những giai đoạn như chuyện mời cơm khách, chuyện luộc đồng hồ, chuyện đục hai lỗ cho chó và mèo ... Niutơn mất năm 84 tuổi. Ông được mai táng ở Đài kỷ niệm quốc gia Anh trong tu viện Oetminxtơ - nơi an nghỉ của các vua chúa và các bậc vĩ nhân của nước Anh.

Một phần của tài liệu nhân vật ls 10 (Trang 38 - 47)