LỰC ĐÀN HỒI VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA NÓ.

Một phần của tài liệu Giáo án lý 6 (Trang 29 - 30)

ban đầu.

Biến dạng của lò xo có đặc điểm như trên gọi là biến dạng đàn hồi. Lò xo là vật có tính đàn hồi.

Độ biến dạng của lò xo là gì?

Yêu cầu học sinh tính hiệu l-l0 trong thí nghiệm trên sau đó giới thiệu cho học sinh biết khái niệm về độ biến dạng.

2. Độ biến dạng của lò xo:

- Tính độ biến dạng của lò xo tương ứng với các quả nặng.

- Hiệu số giữa chiều dài lò xo bị biến dạng và chiều dài tự nhiên của nó gọi là độ biến dạng:

∆l=l-l0

Hoạt động 3. Hình thành khái niệm về lực đàn hồi và nêu đặc điểm của lực đàn hồi.

II. LỰC ĐÀN HỒI VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA NÓ. CỦA NÓ.

1. Lực đàn hồi:

Hướng dẫn học sinh đọc SGK và thống nhất các câu trả lời đúng để hiểu về lực đàn hồi và các đặc điểm của lực đàn hồi

Lực mà lò xo khi biến dạng tác dụng vào quả nặng gọi là lực đàn hồi.

Khi quả nặng đã đứng yên thì lực đàn hồi sẽ cân bằng với trọng lượng của quả nặng.

2. Đặc điểm của lực đàn hồi:

Khi độ biến dạng tăng thì lực đàn hồi cũng tăng.

Hoạt động 4: Vận dụng. III. VẬN DỤNG

Dựa vào kết quả phần Thí nghiệm,

hãy điền từ thích hợp vào chỗ trống: đàn hồi cũng tăng gấp đôi.a. Khi độ biến dạng tăng gấp đôi thì lực b. Khi độ biến dạng tăng gấp ba thì lực đàn hồi cũng tăng gấp ba.

Ghi nhớ: + Củng cố:

- Thế nào là biến dạng đàn hồi? - Độ biến dạng là gì?

- Đặc điểm của lực đàn hồi là gì? + BTVN: 9.1,9.2,9.3,9.4.

Lò xo là một vật đàn hồi. Sau khi nén hoặc kéo dãn nó một cách vừa phải, nếu buông ra , thì chiều dài của nó trở lại bằng chiều dài tự nhiên.

Khi lò xo bị nén hay bị kéo dãn, thì nó sẽ tác dụng lực đàn hồi lên các vật tiếp xúc (hoặc gắn) với hai đầu của nó.

Độ biến dạng của lò xo càng lớn, thì lực đàn hồi càng lớn. PHỤ LỤC Bảng 9.1: Bảng kết quả: Số quả nặng 50g móc vào lò xo Tổng trọng lượng

của các quả nặng Chiều dài lò xo Độ biến dạng

0 0 l0= 0

1 2 3

CÓ THỂ EM CHƯA BIẾT

Lò xo chỉ dãn khi các vòng của nó được quấn đều đặn. Nếu vô ý kéo dãn một vài vòng của nó quá mức, thì nó sẽ không dãn đều nữa và thí nghiệm sẽ thất bại.

Tính đàn hồi của lò xo phụ thuộc vào vật liệu làm lò xo. Thép và đồng thau đàn hồi rất tốt, nên lò xo thường được làm bằng thép hoặc đồng thau. Sắt và đồng đỏ đàn hồi rất kém, nên không thể dùng chúng làm lò xo được.

Nếu kéo dãn lò xo bằng một lực quá lớn, thì lò xo sẽ mất tính đàn hồi. Người ta nói là lò xo bị “mỏi”. Lúc đó, nếu thôi không kéo dãn, chiều dài của lò xo sẽ không thể trở lại bằng chiều dài tự nhiên của chúng được nữa.

RÚT KINH NGHIỆM

Tiết 11

BÀI MƯỜI

LỰC KẾ - PHÉP ĐO LỰC

TRỌNG LƯỢNG VÀ KHỐI LƯỢNGI. MỤC TIÊU I. MỤC TIÊU

1. Nhận biết được cấu tạo của lực kế, GHĐ và ĐCNN của lực kế.

2. Sử dụng được công thức liên hệ giữa trong lượng và khối lượng của cùng một vật để tính trọng lượng của vật khi biết khối lượng của vật đó.

3. Sử dụng được lực kế để đo lực.

II. CHUẨN BỊ

Lực kế lò xo, một sợi dây mảnh.

Một phần của tài liệu Giáo án lý 6 (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w