Nguyên nhân phân hóa giàu nghèo của các HND Kiên Giang

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Phân hóa giàu nghèo của các hộ nông dân ở tỉnh Kiên Giang - thực trạng và giải pháp pdf (Trang 55 - 58)

Nguyên nhân PHGN của các HND KG không nằm ngoài những nhóm nguyên nhân khách quan và chủ quan đã trình bày ở phần đầu. Có thể xem xét nguyên nhân giàu nghèo qua phản ánh của các cấp, các ngành, các cơ quan trong các báo cáo tổng kết, đánh giá. Thứ tự của các nguyên nhân được xác định như sau:

Theo điều tra của Cục thống kê KG, nguyên nhân giàu nghèo như sau: Nông dân nghèo trước hết là do hiệu quả sản xuất kinh doanh của ngành nông nghiệp là thấp kém hơn các ngành khác. Bởi vậy có tới 81,31% số hộ nghèo thuộc ngành này là một con số minh chứng. Nông nghiệp nếu chưa đạt quy mô sản xuất lớn, chưa có khoa học và công nghệ mới tác động vào thì đa số HND vẫn bị kìm hãm trong tình trạng lạc hậu. Các số liệu điều tra cũng cho thấy, nghèo đói hiện tại có liên quan đến điều kiện xã hội. Trong số hộ nghèo mà phần đông là nông dân, có tới 73% số hộ vốn nghèo từ trước cho đến giờ; 18% số HND nghèo do mới tách hộ ra ở riêng, 7% số HND nghèo là do từ nơi khác đến.

Những nguyên nhân trực tiếp quy định tình trạng nghèo của HND KG gồm các nguyên nhân tiêu biểu sau:

Thừa lao động nhưng thiếu việc làm: Hiện ở KG, trên 50% số lao động trong

tháng còn lại là thời gian nông nhàn. Nếu làm 3 vụ trong một năm thì vẫn còn 3 tháng nông nhàn. Bên cạnh đó, với tỷ lệ tăng dân số trong khu vực nông thôn còn cao (trung bình toàn tỉnh là 1,889% năm), hàng năm số người bổ sung vào lực lượng lao động trong nông thôn còn lớn (30.625 người). Số hộ làm nông nghiệp liên tục tăng lên (bảng 15 - phụ lục). Đáng chú ý chất lượng lao động trong khu vực nông nghiệp còn thấp. Qua số liệu ở 4 huyện: Hà Tiên (cũ), An Biên, An Minh và Vĩnh Thuận thì tỉ lệ lao động chưa có chuyên môn kỹ thuật chiếm tới 70 - 93% [41, 12].

Thiếu vốn: là nguyên nhân thứ hai dẫn tới tình trạng nghèo. Nhiều HND có sức

lao động, có ruộng đất nhưng thiếu vốn. Diện các hộ thiếu vốn chiếm tới 11.472 hộ trên tổng số 38.034 hộ nghèo. Hiện nay con số đó còn lớn hơn nhiều so với thời điểm thống kê. Cuối năm 1997, trong chương trình xóa đói giảm nghèo của UBND tỉnh KG, làm rõ thêm các nguyên nhân như sau. Về chủ quan: bản thân các hộ nghèo nói chung và HND nghèo nói riêng về ý thức tư tưởng tự vươn lên chưa cao, trình độ và kiến thức còn nhiều hạn chế trong xây dựng, thực hiện phương cách làm ăn; chi xài lãng phí, một số còn chịu những ảnh hưởng tiêu cực của xã hội (thí dụ lúa bị sâu rầy, người đau ốm không thuốc thang, khám chữa mà lại đi cúng cầu, tiền mất tật mang...). Ngoài ra các nguyên nhân như: do thiên tai, tai nạn, đông con, không biết tính toán làm ăn, thậm chí có cả nguyên nhân rượu chè, bài bạc, đá gà ăn tiền cũng được coi là những nguyên nhân đang tác động sâu sắc đến PHGN

Về nguyên nhân khách quan: Do kết cấu hạ tầng thấp kém, tốc độ xây dựng

phát triển chậm nên sự phát triển kinh tế - xã hội của các vùng nghèo, xã nghèo nhất là nông thôn vùng sâu, vùng căn cứ kháng chiến cũ đang gặp nhiều khó khăn. Trong điều kiện đó, mặt trái của cơ chế thị trường càng cho sự PHGN trở nên sâu sắc hơn. Một khảo sát của phòng thống kê thị xã Hà Tiên ở hai xã Thuận Yên và Mỹ Đức là hai xã có đông bà con nông dân dân tộc Khmer minh họa điều đó. Trong số 394 hộ nghèo quy về các nguyên nhân chủ yếu sau đây: Thiếu vốn (43 hộ); thiếu đất sản xuất (61 hộ); tàn tật già cả neo đơn (28 hộ); đông con thiếu lao động 71 hộ; tai nạn thiên tai (39 hộ); không có việc làm (75 hộ); tách hộ (8 hộ); tệ nạn xã hội (10 hộ); nguyên nhân khác (59 hộ) [45].

Kết quả điều tra nghiên cứu của Trường Chính trị tỉnh KG thực hiện trong đề tài "Điều tra phân hóa xã hội trong cơ chế thị trường ở Kiên Giang hiện nay" giúp làm rõ về nguyên nhân của sự PHGN đối với các HND KG. Đối với nhóm các HND khá giả, giàu, thu nhập cao, bảng 12 là một phản ánh.

Bảng 12

Phân loại theo nguyên nhân thành công, khá giả

Nguyên nhân

Đối tượng điều tra

Tổng số ý kiến trả lời Do kinh nghiệm lâu năm

Do cơ may Do cơ chế mới

Nông dân 557

SL % SL % SL % 346 61,75 10 1,7 182 32,67

Nguồn: Đề tài Trường Chính trị tỉnh

Như vậy, do biết tính toán làm ăn, cách thức điều hành công việc là công việc

của nhà nông vẫn là nguyên nhân hơn quá nửa ý kiến nhất trí (61,75%). Thời cuộc, cơ

chế mới tạo ra những điều kiện, tiền đề rất quan trọng cho HND tháo gỡ khó khăn, giải

phóng tiềm năng, khai thác thế mạnh để làm giàu, nhóm nguyên nhân này chiếm tới 32,67%. Đây là hai nguyên nhân chủ yếu quy định tình trạng giàu, khá giả đối với HND của tỉnh KG.

Còn đối với nhóm khác của HND nghèo có thu nhập thấp, kết quả điều tra cho thấy qua bảng 13.

Bảng 13

Nguyên nhân Đối tượng Tổng số ý kiến trả lời Do thiếu điều

kiện sản xuất Do rủi ro

Do nguyên nhân khác Số lượng và tỷ lệ HND 307 SL % SL % SL % 226 73,61 46 14,68 35 11,71

Nguồn: Đề tài Trường Chính trị tỉnh

Thống kê này cho thấy, những nguyên nhân do thiếu điều kiện sản xuất kinh doanh trong nông nghiệp chiếm tỷ lệ khá lớn 73,61%. Chủ yếu vẫn là thiếu ruộng đất, thiếu vốn, thiếu hiểu biết cách thức làm ăn. Lưu ý rằng hiểu biết của nông dân về nông nghiệp, cây trồng vật nuôi, đời sống sinh vật, v.v... còn nhiều hạn chế; do đó thành công hay thất bại có phần quyết định bởi may mắn hay rủi ro. Tỷ lệ 14,68% ý kiến cho rằng rủi ro là nguyên nhân của thất bại, nghèo đói nói lên điều đó.

Trong nông nghiệp, nông thôn và đối với người nông dân, cần lưu ý một điều là: tài sản của mỗi cá nhân hộ gia đình vừa biểu hiện tình trạng giàu nghèo lại vẫn nói lên nguồn gốc nguyên nhân của tình trạng đó. Nguyên nhân thiếu đất đai cho chăn nuôi và trồng trọt dẫn tới HND nghèo cũng cần phải được chú ý. Xem xét vấn đề dưới khía cạnh diện tích canh tác hiện có, ta thấy tỷ lệ HND nghèo hay giàu thường liên quan đến số diện tích đó ít hay nhiều; được minh họa trong bảng 14 (phụ lục).

Tóm lại, nguyên nhân dẫn đến PHGN của các HND KG có nhiều và mang tính

tổng hợp. Giải bài toán PHGN ở KG phải tính tới tất cả các nguyên nhân cả khách quan và chủ quan đó.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Phân hóa giàu nghèo của các hộ nông dân ở tỉnh Kiên Giang - thực trạng và giải pháp pdf (Trang 55 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)