Biểu đô 3.1 Tỉ lệ thành phân sâu hại rau họ HTT ở TP Vinh

Một phần của tài liệu côn trùng ký sinh của một số loài sâu hại chính trên rau họ hoa thập tự ở thành phố vinh (Trang 43 - 44)

- Thí nghiệm tìm hiểu mối quan hệ giữa sâu non vật chủ và hoạt động

Biểu đô 3.1 Tỉ lệ thành phân sâu hại rau họ HTT ở TP Vinh

Sâu hại xuất hiện thường xuyên và phô biến với mật độ tương đối cao,

gây hại nghiêm trọng cho rau đó là Sâu tơ (P/elia xylosfella L.), Sầu xanh bướm trắng (Pieris rapae L.), Rệp xám hại cải (Brevicoryne brassicae L.), Sâu khoang (Spodopftera litura Fab.) và Bọ nhảy (Phyllotreta striolata Fabr.). Trong số đó nguy hiểm nhất vẫn là sâu tơ. Sâu phát sinh và gây hại trên tất cả

các loại rau họ hoa thập tự, xuất hiện thường xuyên từ khi trồng cho đến khi

thu hoạch. Do vậy, trong quá trình điều tra thu thập thường bắt gặp tất cả các pha phát dục của sâu, chúng gây hại nặng và ảnh hưởng nghiêm trọng tới năng suất cải bắp ở giai đoạn trải lá tràng. Sâu khoang và sâu xanh bướm

trắng xuất hiện rải rác trong suốt vụ rau, đặc biệt hại nặng trên cải vụ muộn từ tháng 2 đến tháng 5. Rệp xuất hiện suốt vụ rau, từ lúc trồng đến lúc thu hoạch,

đỉnh điểm là vào tháng 12 đến tháng 3 (thời điểm độ âm không khí cao, nắng không gay gắt, thích hợp cho rệp phát triển). Ở những vườn rau không phun thuôc, có những thời điêm rệp bám đây mặt sau của lá, chiêm gân hêt diện

tích lá, bám vào cả thân cây. Bọ nhảy là đối tượng phát triển mạnh với mật độ

cao, xuất hiện quanh năm gây hại nhiều từ tháng 9 năm trước đến tháng 4 năm sau và gây hại nặng nhất trong khoảng từ tháng 2 đến tháng 4.

Vùng trồng rau Hưng Đông và Nghi Kim là 2 vùng trồng rau lớn và lâu năm ở TP Vinh. Sự phong phú về các chủng loại rau được sản xuất ở đây tạo

nên sự đa dạng sinh học. Bên cạnh đó, các biện pháp canh tác, thời vụ gI1eo

trồng và mức độ thâm canh cũng làm thay đôi mạnh mẽ và sâu sắc đến thành phần loài sâu hại rau họ HTT. Trong số các loài sâu hại nêu trên thì nhóm sâu cánh vảy là nhóm gây hại tập trung nhất, có sức tàn phá rau kinh khủng nhất (đặc biệt là sâu xanh bướm trăng và sâu tơ). Các lứa sâu gối vào nhau qua các

lứa rau điễn biến rất phức tạp. Trên các ruộng rau, tình trạng lạm dụng thuốc

trừ sâu của người nông dân rất lớn, đặc biệt là ở các ruộng rau Hưng Đông. Vì

mục đích kinh tế, người dân đã phun I lượng lớn thuốc bảo vệ thực vật độc hại nhằm diệt sâu và để lá rau đẹp. Theo điều tra, có nhiều ruộng Ì lứa rau

bình quân 60 ngày đã phun tới 12 lần thuốc trừ sâu, dẫn đến sâu có tính kháng thuốc (đặc biệt là sâu tơ), ở sâu xanh cũng đã có tình trạng kháng thuốc. Thực tế cho thấy ở vài ruộng rau, mới phun thuốc chiều hôm trước thì chiều hôm sau vẫn tìm thấy sâu. 3 ngày sau khi phun, mật độ sâu đã gia tăng, chúng gặm lá hoặc cuộn tròn trong ngọn làm giảm năng suất và chất lượng rau. Buộc người nông dân phải tiếp tục phun thuốc. Cứ như vậy, càng ngày càng tăng

Một phần của tài liệu côn trùng ký sinh của một số loài sâu hại chính trên rau họ hoa thập tự ở thành phố vinh (Trang 43 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)