Hàng dệt may của Việt Nam có thể thâm nhập vào thị trường Hoa Kỳ theo 4 hình thức sau:
Thứ nhất: Các doanh nghiệp tự tiếp cận khách hàng một cách trực tiếp để bán sản phẩm, đó là phương thức nhiều doanh nghiệp thành công trong thời gian
qua như: Công ty may Thăng Long, Dệt Việt Thắng, Dệt may Hà Nội, Dệt may
Thành Công…
Thứ hai: Xuất hàng vào thị trường Hoa Kỳ thông qua nước thứ ba như Đài Loan, Hàn Quốc, Hồng Kông, Singapore,…
Thứ ba: Liên doanh, liên kết, hợp tác quốc tế, các đối tác sẽ giúp ta trong việc thiết kế mẫu mã, cung cấp nguyên liệu phụ, tạo uy tín trên thị trường
Thứ tư: Thông qua doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài để đưa những
sản phẩm có xuất xứ Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ
Sơ đồ 2.1: Kênh phân phối hàng dệt may của Việt Nam sang thị trường
Hoa Kỳ
(Nguồn: Hiệp hội dệt may Việt Nam)
Nhà sản xuất Việt Nam
Quốc gia thứ 3(Đài Loan, Hàn Quốc, Singapore, Hồng Kông) Nhà sản xuất Mỹ Các công ty bán lẻ và cửa hàng nhỏ Mỹ Người tiêu dùng Mỹ (1) (3) (3a) (3b) (2)
Hàng dệt may Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ qua kênh (1) và (2) là rất ít, mà chủ yếu là qua kênh (3), nghĩa là qua nước thứ 3 như: Đài Loan, Hàn Quốc, Singapore, Hồng Kông. Với vai trò chủ đạo của mình, các doanh nghiệp Việt Nam liên doanh với nước thứ ba, thành lập trung tâm xúc tiến
thương mại và xuất khẩu. Đây là cầu nối giúp cho các doanh nghiệp Việt Nam
tìm đối tác và bạn hàng mới, đồng thời tư vấn và cung cấp thông tin về thị trường Hoa Kỳ cho các doanh nghiệp. Hiện nay rất ít các doanh nghiệp Việt Nam có đủ khả năng xuất khẩu trực tiếp sang thị trường Hoa Kỳ. Vì theo tập quán thương mại của Hoa Kỳ thường giao dịch theo FOB trong khi Việt Nam lại
chủ yếu gia công xuất khẩu. Vì vậy, Chính phủ Việt Nam luôn có chính sách hỗ
trợ khuyến khích các doanh nghiệp tìm cách xuất khẩu trực tiếp được sản phẩm
của mình.
2.3 Đánh giá thực trạng hoạt động xuất khẩu dệt may của Việt Nam
sang thị trường Hoa Kỳ từ năm 2000 đến nay