Đánh giá chung về hoạt động xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam

Một phần của tài liệu Luận văn: Hoạt động xuất khẩu dệt may việt nam sang thị trường Hoa Kỳ pdf (Trang 37 - 38)

Những thành công:

Đầu tiên ngành dệt may đã khẳng định được vai trò quan trọng của mình. Với kim ngạch luôn tăng trưởng cao và ổn định, dệt may đã và đang trở thành mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Dệt may đã vượt qua dầu thô và đứng

đầu trong danh sách các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam đạt trên 1 tỷ USD.

Hàng dệt may Việt Nam đã có mặt trên rất nhiều thị trường thế giới. Không chỉ có sự tăng trưởng về tổng kim ngạch, ở hầu hết các thị trường kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam đều có xu hướng tăng. Điều đó chứng tỏ chiến lược đa dạng hóa thị trườg của chúng ta đã phát huy tác dụng. Việc đa

dạng hóa thị trường xuất khẩu không chỉ làm tăng cường mối quan hệ giữa Việt

Nam và các bạn hàng mà còn có tác dụng giảm thiểu rủi ro.

Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam liên tục tăng trưởng và có tốc độ tăng trưởng ổn định, điều đó cho thấy sự lớn mạnh cũng như quá trình mở rộng sản xuất của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam. Không những thế, sự

tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu còn góp phần giải quyết công ăn việc làm, đó

là một vấn đề khá quan trọng mà quốc gia nào cũng cần quan tâm đến.

Những vấn đề còn tồn tại

Hiện nay vấn đề nguyên phụ liệu sản xuất trong ngành dệt may vẫn còn là một cản trở rất lớn đối với hoạt động sản xuất và xuất khẩu hàng dệt may Việt

Nam. Hàng năm chúng ta phải nhập khẩu 70% nguyên phụ liệu phục vụ cho sản

xuất hàng dệt may từ nước ngoài, hay nói cách khác chúng ta đang gia công thuê cho nước ngoài. Vì thế, lợi nhuận trong hoạt động xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam chưa cao và chúng chưa tạo dựng được thương hiệu riêng cho hàng dệt may Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Tuy hàng dệt may có mặt trên nhiều thị trường, nhưng chất lượng của các hàng dệt may Việt Nam chưa được các nhà sản xuất Việt Nam chú ý đến nhiều.

Chúng ta chủ yếu sản xuất và xuất khẩu để phục vụ cho tầng lớp trung lưu và

đối tượng thu nhập thấp. Hàng dệt may Việt Nam dường như chưa hướng đến

tầng lớp thượng lưu trên các thị trường này.

Việc nghiên cứu thị trường quốc tế của các doanh nghiệp Việt Nam còn rất hạn chế, bởi vậy trong hoạt động xuất khẩu, khi có biến cố xấu xảy ra, các doanh nghiệp Việt Nam thường rất khó đối phó và luôn nhận phần thiệt về mình. Mặc dù được xuất khẩu sang nhiều quốc gia trên thế giới, nhưng hàng dệt may Việt Nam chỉ xuất khẩu sang một số thị trường chủ yếu như: Hoa Kỳ, EU,

Nhật Bản. Mặt khác, chúng ta lại lệ thuộc quá nhiều vào các thị trường này. Vì

vậy, trong tương lai các thị trường nhỏ rất có thể sẽ bị lãng quên.

Một phần của tài liệu Luận văn: Hoạt động xuất khẩu dệt may việt nam sang thị trường Hoa Kỳ pdf (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)