Mặc dù kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam tăng trưởng mạnh trong những năm gần đây nhưng do tham gia vào khâu sản xuất chủ yếu là phương thức gia công xuất khẩu CMT, xuất khẩu FOB chỉ chiếm 33% trong tổng kim ngạch hàng may mặc xuất khẩu, giá trị nhập khẩu cao nên giá trị gia tăng được thực hiện tại Việt Nam khá hạn chế.
Phần nhiều các sản phẩm may mặc của Việt Nam xuất khẩu sang các
nước như EU, Hoa Kỳ được tiến hành qua một trung gian thứ ba, chủ yếu là qua
các nước NICs có nền công nghiệp dệt may phát triển – với vị trí là nhà đặt hàng
như Hồng Kông, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc,… Các nhà nhập khẩu đóng
vai trò là chủ hàng nước ngoài và là nguồn cung ứng chính về nguyên phụ liệu. Với vai trò là những nhà thầu phụ, các doanh nghiệp xuất khẩu may mặc của
Việt Nam cung cấp hàng hóa theo các hợp đồng ký kết với những đối tác này và
giao thẳng cho các nhà bán lẻ của Hoa Kỳ và EU, hoặc có thể giao trực tiếp cho những đối tác này. Vì vậy, hình thức xuất khẩu này làm cho việc xuất khẩu hàng may mặc của doanh nghiệp Việt Nam trở nên thụ đông, phụ thuộc vào nước thứ
ba dẫn đến giá trị xuất khẩu của Việt Nam bị hạn chế.
Xuất khẩu trọn gói theo FOB là doanh nghiệp sản xuất Việt Nam có thể
thỏa thuận tự cung ứng nguồn nguyên liệu phụ trong và ngoài nước có giá thành
rẻ, hình thức này mang lại lợi nhuận thực tế cao hơn, giúp doanh nghiệp tiếp cận tốt hơn với thị trường và xu hướng thế giới.
Thực ra, ta thấy hình thức xuất khẩu chủ yếu của hàng dệt may Việt Nam
là gia công CMT và FOB loại I với các khách hàng trực tiếp của doanh nghiệp là các đại lý mua hàng ở Hồng Kông, Đài Loan, Hàn Quốc và Thái Lan. Theo
phương thức FOB loại II với khách hàng trực tiếp có thể bao gồm cả các khách
hàng mua quốc tế ở EU, Hoa Kỳ,…và các tổ chức mua hàng hoặc đại lý mua hàng ở Châu Á hay theo phương thức FOB loại III với các khách hàng trực tiếp
của doanh nghiệp là các khách hàng mua tại EU, Hoa Kỳ,…vẫn còn ít doanh
nghiệp có khả năng thực hiện.