III thiết kế hoạt động dạy học –
Bài 17 liên kết cộng hoá trị
I Mục tiêu–
Kiến thức
– Sự hình thành liên kết cộng hoá trị, liên kết cho - nhận. Nguyên nhân của sự hình thành liên kết cộng hoá trị. Đặc điểm của liên kết cộng hoá trị.
– Sự xen phủ các obitan nguyên tử trong sự tạo thành phân tử đơn chất (H2, Cl2), phân tử hợp chất (HCl, H2S ).
– ảnh hởng của độ âm điện đến sự phân cực trong liên kết cộng hoá trị nh thế nào ?
Kĩ năng
– Viết đợc CT e, CTCT của một số phân tử cụ thể. – Vẽ sơ đồ hình thành liên kết σ, π, lai hoá sp, sp2, sp3.
II Chuẩn bị–
GV chuẩn bị phiếu học tập.
– Sơ đồ sự hình thành phân tử hiđro, sự xen phủ s–s, p–p, s–p.
– Các bản trong vẽ các obitan s, p hoặc có thể sử dụng phần mềm trên máy vi tính biểu diễn sự xen phủ các obitan.
Phiếu học tập
Nội dung 1. Viết cấu hình electron của Na, Cl, H. Biểu diễn sự hình thành các ion Na+, Cl– , H+. Giải thích sự hình thành phân tử NaCl. Sự hình thành phân tử NaCl dựa trên quy tắc nào và trình bày khái niệm liên kết ion là gì.
Nội dung 2. Có thể hình thành phân tử H – H, H – Cl theo quy tắc trên đợc không ? Tại sao ?
III Thiết kế hoạt động dạy học–
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1. Tổ chức tình huống học tập
GV sử dụng phiếu học tập số 1 kiểm tra bài cũ rồi đa ra kết luận : Để hình thành phân tử, mỗi nguyên tử trên đa ra 1 electron để góp chung thành đôi electron nhằm thỏa mãn quy tắc bát tử. LKHH hình thành theo cách này gọi là liên kết cộng hoá trị.
Hoạt động 2 : Sự hình thành phân tử H2
– GV đề nghị HS giải thích sự hình thành phân tử H2 theo quy tắc bát tử, Nhận xét cặp electron chung đợc sử dụng trong liên kết này nh thế nào.
– HS đọc SGK và giải thích : + H2 có cấu hình electron là 1s1. + H2 có 1 cặp electron dùng chung.
GV bổ sung cách viết CT e và CTCT nh sau : CT e là H : H và CTCT là H – H. – GV kết luận : Liên kết trong H2 đó là liên kết cộng hoá trị không phân cực.
– HS : Giữa 2 nguyên tử hiđro có 1 cặp electron chung, là liên kết đơn.
Hoạt động 3 : Sự hình thành phân tử N2
– GV đề nghị HS giải thích sự hình thành phân tử N2 theo quy tắc bát tử, Nhận xét cặp electron chung đợc sử dụng trong liên kết này nh thế nào. – GV kết luận : Liên kết trong phân tử H2, N2 nh trên gọi là liên kết cộng hoá trị. Vậy liên kết cộng hoá trị là gì ? Tại sao liên kết trong phân tử H2, N2 là liên kết cộng hoá trị không phân cực ?
– HS dựa vào cấu tạo nguyên tử và quy tắc bát tử giải thích và rút ra nhận xét : + Có 3 cặp electron chung.
+ N2 kém hoạt động. – HS rút ra nhận xét : + Hai nguyên tử giống nhau.
+ Các cặp electron dùng chung và ở giữa 2 nguyên tử.
Hoạt động 4 : Sự hình thành phân tử HCl
– GV đề nghị HS giải thích sự hình thành phân tử HCl dựa vào quy tắc bát tử. – GV yêu cầu HS nhắc lại khái niệm độ âm điện. Biết độ âm điện của clo là 3,16 của hiđro là 2,20, Cho biết khả năng cặp electron liên kết bị lệch về phía nguyên tử của nguyên tố nào.
– GV gợi ý HS bổ sung cách viết CT electron và CTCT. Có nhận xét gì về liên kết H – Cl ?
– HS giải thích và viết CT e và CTCT.
– HS nhắc lại khái niệm độ âm điện và nhận xét : cặp electron chung bị lệch về phía Cl do độ âm điện của Cl > H.
– HS : bổ sung cách viết và nhận xét : liên kết H-Cl là liên kết cộng hoá trị có cực.
Hoạt động 5 : Sự hình thành phân tử CO2
– GV yêu cầu HS viết CT e của nguyên tử C và O và giải thích sự hình thành phân tử CO2 theo quy tắc bát tử. – GV yêu cầu HS nhận xét về số electron của C và O trong phân tử CO2, cho biết độ âm điện của C (2,55) và O (3,44) nhận xét khả năng hút cặp electron của nguyên tử các nguyên tố trên.
– GV gợi ý để HS giải thích tại sao liên kết giữa nguyên tử O và C trong phân tử CO2 là liên kết cộng hoá trị không phân cực.
– HS : Viết cấu hình electron của C và O, giải thích nh SGK.
– HS nhận xét :
+ Đều có 8 electron ở lớp ngoài cùng, đạt cấu hình của khí hiếm.
+ Cặp electron chung bị hút lệch về O.
– HS giải thích :
+ Liên kết cộng hoá trị không phân cực. + Do phân tử CO2 có cấu tạo thẳng nên hai liên kết đôi phân cực (C = O) triệt tiêu nhau⇒phân tử CO2 không phân cực.
Hoạt động 6 : Sự hình thành phân tử SO2
– GV yêu cầu HS viết cấu hình electron dới dạng ô lợng tử của S và O. Nhận xét số electron độc thân của nguyên tử S và O.
– GV gợi ý HS biểu diễn CTCT phân tử SO2 :
– HS viết cấu hình electron lớp ngoài cùng dới dạng ô lợng tử. Nhận xét : + Đều có 6 electron ở lớp ngoài cùng. + Có 2 cặp electron đã ghép đôi và 2 electron độc thân.
– HS biểu diễn CTCT của phân tử SO2
theo sự hớng dẫn của GV.
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
+ Hai electron độc thân của S góp chung với 2 electron độc thân của 1 trong 2 nguyên tử O.
+ Nguyên tử S đa một cặp electron riêng để dùng chung với nguyên tử O còn lại. + Cặp electron chung biểu diễn bằng gạch nối.
+ Cặp electron cho – nhận biểu diễn bằng một mũi tên có chiều hớng về phía nguyên tử nhận.
– GV đặt câu hỏi cho HS : liên kết cho nhận là gì ?
– HS trả lời nh SGK.
Hoạt động 7 : Tính chất của các chất có liên kết cộng hoá trị
– GV yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK và cho ví dụ phân tử có liên kết cộng hoá trị có cực và không có cực.
– GV đề nghị HS dự đoán tính chất vật lí của các chất trong ví dụ trên.
– HS đọc SGK, kết hợp với kiến thức đã biết cho các ví dụ cụ thể.
– HS có thể dự đoán một số tính chất vật lí : độ tan, khả năng dẫn điện,...
Hoạt động 8 :
Sự xen phủ của các obitan nguyên tử trong sự hình thành các phân tử đơn chất
– GV đa ra hình vẽ 3.2 (SGK) trình bày sự xen phủ 2 obitan s–s (của phân tử H2), hớng dẫn HS quan sát vùng xen phủ, đọc SGK và trả lời phiếu học tập số 2 (Thảo luận trên lớp).
1. Xác suất có mặt electron lớn nhất ở đâu ? ở đó có mặt mấy electron ?
2. Vùng xen phủ này chịu các lực đẩy và lực hút nào ? Khi các lực đẩy và lực hút cân bằng nhau thì phân tử H2 ở trạng thái năng lợng cao hay thấp ?
– GV bổ sung : giải thích liên kết cộng hoá trị giữa 2 nguyên tử H là một liên kết bền.
– HS lắng nghe GV, quan sát và trả lời :
1. Các electron tập trung chủ yếu ở khu vực giữa hai hạt nhân. Có mặt 2 electron. 2. Chịu lực đẩy giữa 2 proton và 2 electron. Chịu lực hút giữa các electron với hai hạt nhân hớng về tâm phân tử.
– Do lực đẩy và hút bằng nhau ; phân tử H2 có năng lợng thấp hơn tổng năng lợng của hai nguyên tử riêng rẽ.
Hoạt động 9 : Sự hình thành phân tử Cl2
GV đề nghị HS vẽ hình dạng ô lợng tử chứa electron độc thân của clo kết hợp hình vẽ 3.3 (SGK), hớng dẫn HS quan sát vùng xen phủ, đọc SGK rút ra nhận xét.
HS làm theo chỉ dẫn của GV và nhận xét : phân tử Cl2 hình thành là nhờ sự xen phủ của 2 obitan p chứa electron độc thân.
Hoạt động 10 : Sự hình thành phân tử HCl
– GV đề nghị HS viết cấu hình electron dới dạng ô lợng tử của H và Cl.
– GV sử dụng hình 3.4 (SGK) hoặc phần mềm mô phỏng cho HS quan sát và nhận xét LKHH trong phân tử HCl đợc hình thành nhờ sự xen phủ của các obitan nào. – Tơng tự nh trên GV cho HS trình bày
– HS viết cấu hình electron ngoài cùng dới dạng ô lợng tử và dự đoán liên kết – HS quan sát, nhận xét:
+ Do sự xen phủ giữa obitan 1s của H và obitan 3p có electron độc thân của Cl.
sự tạo thành liên kết trong phân tử H2S và rút ra nhận xét.
– GV sử dụng hình 3.5 (SGK) hoặc phần mềm mô phỏng cho HS quan sát.
+ Do sự xen phủ của 2 obitan 1s của 2 nguyên tử H với 2 obitan 3p chứa electron độc thân của nguyên tử S. + Góc liên kết trong H2S là 920 (gần bằng góc vuông).
Hoạt động 11 : Tổng kết bài và củng cố
GV củng cố kiến thức về liên kết cộng hoá trị, sự xen phủ các obitan nguyên tử. Cho HS làm một số bài tập trong SGK.
HS ôn luyện lại kiến thức vừa học trên lớp.