Công tác chuẩn bị:

Một phần của tài liệu Giao an NGLL 11 tron bo (Trang 66 - 70)

- Để thực hiện tốt những nội dung trên cần phải có sự chuẩn bị chu đáo, phân công cụ thể rõ ràng từng thành viên đảm đương từng mảng việc.

- Thờigian tổ chức: Vào ngày 1-6, ngày đầu của dịp nghỉ hè.

- Kết hợp tốt với cấp uỷ Đảng, chính quyền, Đoàn thanh niên trên địa bàn, vận động các lực lượng xã hội cùng tham gia như tổ dâ phố, già làng, trưởng bản, một số cộng tác viên có trên địa bàn.

1. Giáo viên (hoặc người tổ chức)

- Gợi ý để học sinh nắm bắt ý tưởng và cách thức tổ chức ngày Quốc tế thiếu nhi 1-6. - Giúp học sinh tìm hiểu ý nghĩa của ngày Quốc tế thiếu nhi 1-6 qua một số tài liệu.

- Thông báo cho học sinh về tình hình chung của địa phương và gợi ý một số phương pháp tổ chức hoạt động cho thiếu niên nhi đồng.

2. Học sinh:

- BCH chi đoàn (năm học vừa qua) chủ trì cùng phối hợp với các lực lượng giáo dục lên kế hoạch và chuẩn bị các nội dung hoạt động.

- Phân công các tổ chuẩn bị các nội dung hoạt động, các điều kiện và phương tiện phục vụ cho từng hoạt động cụ thể.

- Tập các nghi lễ chào cờ, sinh hoạt truyền thống, một số bài hát, điệu múa theo quy định. - Lựa chọn địa điểm phù hợp cho các hoạt động, xác định rõ thời gian những hoạt động chung và hoạt động riêng của từng nhóm.

- Tham gia với địa phương chuẩn bị quà tặng cho các em ngoan, học giỏi trong năm học, con em gia đình thương binh, liệt sĩ, những thiếu nhi nghèo vượt khó, những em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.

IV. Tổ chức hoạt động:

- Hoạt động chung được tổ chức tại địa điểm rộng rãi, thoáng mát bao gồm: + Khai mạc buổi lễ: Nghi lễ chào cờ, sinh hoạt truyền thống.

+ Nêu ý nghĩa của ngày 1-6, kêu gọi các lực lượng xã hội ủng hộ, tạo môi trường tốt nhất để chăm sóc, giáo dục thiếu niên, nhi đồng (nên mời một đồng chí đại diện cho cấp uỷ hoặc chính quyền địa phương phát biểu).

+ Đại diện của lớp và chi đoàn (năm học vừa qua) phát biểu với tư cách là người đại diện cho đoàn thanh niên được giao nhiệm vụ chăm lo, dìu dắt, giúp đỡ thiếu niên nhi đồng thực hiện một số hoạt động cụ thể trong ngày 1- 6 và trong suốt dịp nghỉ hè của các em.

+Tặng qùa, trao phần thưởng động viên các đối tượng nêu trong mục II - Hoạt động của các tổ theo nội dung, bao gồm:

+ Giữ gìn vệ sinh môi trường. + Tu sửa nghĩa trang liệt sĩ.

+ Tham gia giữ gìn trật tự an toàn giao thông.

+ Tổ chức hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao.

Chú ý: Do cùng một lúc diễn ra nhiều hoạt động nên phải cử học sinh theo dõi tiến độ các

hoạt động, kịp thời động viên các nhóm, tổ học sinh và các em thiếu niên - nhi đồng có sáng kiến để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Điều quan trọng nhất là phải phối hợp chặt chẽ với địa phương trong việc tổ chức các hoạt động này.

V. Kết thúc hoạt động

Hoạt động 2:

Xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hoá I. Mục tiêu hoạt động.

Sau hoạt đông này, học sinh cần:

- Nhận thức rõ hơn về vai trò của gia đình trong việc giáo dục con em và xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hoá mới ở địa phương.

- Xây dựng thái độ, ý thức trách nhiệm của thanh - thiếu niên, các thành viên khác trong cộng đồng, các tổ chức chính trị - xã hội ở địa phương đối với việc vun đắp hạnh phúc gia đình, xây dựng nếp sống văn minh.

- Biết góp phần bảo vệ cuộc sống hạnh phúc của gia đình.

II. Nội dung hoạt động:

- Tìm hiểu chức năng, vai trò của gia đình, nêu bật được nét văn hoá văn minh trong giao tiếp, ứng xử của thanh - thiếu niên trong gia đình và cộng đồng dân cư .

- Phát huy vai trò của thanh thiếu niên trong việc xay dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hoá, giữ gìn môi trường xã hội ổn định, lành mạnh trên địa bàn dân cư.

- Tìm hiểu vai trò của gia đình, các tổ chức chính trị - xã hội và nhà trường trong việc truyền dạy các giá trị văn hoá truyền thống tốt đẹp để thế hệ trẻ học tập kế thừa và phát huy.

- Huy động các lực lượng xã hội tham gia xây dựng gia đình hạnh phúc.

III. Công tác chuẩn bị:

Gia đình luôn là tế bào quan trọng trong việc xây dựng và phát triển xã hội. Trước đây, sự gắn bó vững chắc giữa các mối quan hệ trong gia đình và cộng đồng đã tạo nên sức mạnh để dân tộc Việt Nam tồn tại và phát triển. Ngày nay, trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, vai trò của gia đình lại càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết trong việc giữ gìn các giá trị văn hoá và ổn định để phát triển xã hội. Nhận thức được vai trò quan trọng đó, Đảng và Nhà nước ta đã chọn ngày 28 -6 hàng năm là ngày gia đình Việt

Nam. Chính vì vậy, việc chuẩn bị nội dung hoạt động trong ngày 28/6 để thanh - thiếu niên gia đình và cộng đồng cùng hướng tới việc xây dựng và phát huy nếp sống văn hoá, gia đình văn hoá ở địa phương là rất cần thiết và có ý nghĩa quan trọng.

Chuẩn bị 1: áp phích, khẩu hiệu để tuyên truyền cho ngày gia đình Việt Nam 28/6 ở địa phương.

- Giáo viên (hoặc người tổ chức): Phối hợp với Đảng uỷ, chính quyền, các tổ chức chính trị - xã hội tại địa phương, đặc biệt là Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ … xây dựng kế hoạch và phương thức tuyên truyền “Nếp sống văn minh - gia đình văn hoá” tại địa phương nhân ngày 28/6. Có thể chuẩn bị một số áp phích, băng rôn, khẩu hiệu, bản tin về ngày Gia đình Việt Nam 28/6 với nội dung phù hợp phát trên đài phát thanh của xã, phường trước, trong và sau ngày 28/6.

- Học sinh: Nên chia nhóm học sinh để thực hiện các nội dung như nhóm tham gia tuyên truyền cổ động; nhóm văn nghệ, nhóm chuẩn bị trang trí các khẩu hiệu, băng rôn tại những nơi công cộng tập trung nhiều dân cư sinh sống tại địa phương.

Chuẩn bị 2: Tổ chức toạ đàm tại trụ sở UBND xã, phường hoặc nhà văn hoá của địa phương về “Nếp sống văn hoá - gia đình văn hoá” nhân ngày 28/6.

- Giáo viên (hoặc người tổ chức): Phối hợp với Đảng uỷ, chính quyền các tổ chức chính trị- xã hội tại địa phương, Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ, Hội người cao tuổi, Hội cựu chiến binh, thương, bệnh binh, thân nhân gia đình liệt sĩ … trao đổi để thống nhất nội dung toạ đàm.

- Học sinh: Chia thành nhiều nhóm, mỗi nhóm chuẩn bị một nội dung như: Chuẩn bị hội trường, tiếp đón đại biểu, tập hát những bài hát ca ngợi gia đình, bố mẹ, thầy, cô giáo hát về người mẹ Việt Nam, ca ngợi những tấm gương anh hùng liệt sĩ chiến đấu quên mình vì độc lập, tự do của Tổ quốc …

IV. Tổ chức hoạt động:

1. Giáo viên (hoặc người tổ chức):

- Cùng một số đồng chí lãnh đạo địa phương chủ trì buổi toạ đàm.

- Nêu ý nghĩa và vai trò của việc xây dựng và thực hiện “nếp sống văn minh - gia đình văn hoá” tại địa phương.

- Nêu những câu ca dao, tục ngữ sau đây để mọi người cùng trao đổi về việc xây dựng và thực hiện “nếp sống văn minh - gia đình văn hoá”

+ Uống nước nhớ nguồn + Công cha như núi Thái Sơn.

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra +Chị ngã em nâng

+ Một con ngựa đau, cả tàu không ăn cỏ + Môi hở răng lạnh

+ Trên kính dưới nhường

- Nêu những ví dụ về ứng xử văn hoá trong cuộc sống, những giá trị văn hoá truyền thống tốt đẹp mà các thế hệ đi trước truyền dạy cho thanh - thiếu niên. Nêu những nét ứng xử văn

hoá trong các mối quan hệ: cha mẹ với con cái. vợ với chồng, anh chị em với nhau, ứng xử bè bạn …

Tư liệu tham khảo I. Về công nghiệp hoá, hiện đại hoá:

1. Khái niệm:

Công nghiệp hoá, hiện đại hoá (CNH, HĐH) là một giai đoạn của qúa trình phát triển: là một sự biến đổi cơ cấu của nền kinh tế từ nền kinh tế nông nghiệp và thủ công sang nền kinh tế công nghiệp và dịch vụ, CNH, HĐH là giai đoạn phát triển được đánh dấu bằng sự thay đổi cơ bản về tính hiệu quả, tính công nghiệp và tính bền vững của sự phát triển.

Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII, Đảng ta đã xác định từ nay đến năm 2020 ra sức phấn đấu đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp. Đối với đất nước ta, CNH, HĐH là một quá trình biến đổi toàn diện, từ tư duy phát triển, đến việc biến đổi cơ cấu kinh tế, cơ cấu xã hội, từ kết cấu hạ tầng đến kiến trúc thượng tầng.

Đặc điểm chung quan trọng nhất và quyết định nhất của CNH là sự thay thế kỹ thuật thủ công bằng máy móc trên quy mô toàn bộ nền kinh tế quốc dân; đẩy mạnh sự phân công lao động xã hội và sản xuất hàng hoa, tạo ra bước ngoặt trong việc nâng cao năng suất lao động xã hội, biến đổi một xã hội nông nghiệp lạc hậu thành một xã hội công nghiệp tiên tiến. Thực chất của HĐH là sự phát triển công nghệ, là quá trình chuyển nền sản xuất xã hội (Cả nông nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ) từ trình độ thấp lên trình độ công nghệ tiên tiến hiện đại.

CNH, HĐH đất nước là một qúa trình phát triển từ trình độ thấp lên trình độ cao của toàn xã hội với 3 yếu tố quan trọng nhất là:

- Văn hoá (Bao gồm bản sắc dân tộc; lịch sử dựng nước và phát triển; hệ thống các phong tục, tập quán xã hội; truyền thống của hoạt động sản xuất và kinh doanh …).

- Môi trường cho sự phát triển (Bao gồm niềm tin của nhân dân; trình độ dân trí; hệ thống kết cấu hạ tầng xã hội; hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế).

- Yếu tố tri thức (bao gồm chất lượng đội ngũ những người lao động trí óc, sáng tạo trong mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội; cơ sở vật chất về kho tàng tri thức và thông tin khoa học và công nghệ; hiệu quả lao động sáng tạo đối với phát triển kinh tế - xã hội hay hàm lượng tri thức, hàm lượng khoa học, công nghệ trong từng sản phẩm xã hội).

Đối với nước ta, ngoài đặc điểm trên đây, còn một đặc điểm rất quan trọng của CNH, HĐH ở nước ta là quá trình CNH, HĐH gắn bó hữu cơ và phụ thuộc vào quá trình CNH, HĐH nông nghiệp và nông thôn. Bện cạnh đó, trong điều kiện của nền kinh tế tri thức phát triển nhanh chóng và sâu rộng như hiện nay thì kinh tế tri thức trở thành vận hội lớn để chúng ta đẩy nhanh quá trình CNH, HĐH. Với khoảng 75% dân số nước ta sống ở nông thôn và làm nghề nông thì tất cả mọi chính sách, mọi chiến lược phát triển của đất nước đều phải hướng tới giải quyết những vấn đề bức xúc của nông thôn, đó là:

- Quan hệ sản xuất (quyền sở hữu đất đai, giao đất, giao rừng…) - Điện khí hoá nông thôn.

- Nâng cao trình độ dân trí ở nông thôn.

- Đẩy mạnh việc thiết lập mạng lưới thông tin; xây dựng kết cấu hạ tầng hiện đại và không ngừng mở rộng hệ thống dịch vụ.

2. Mục tiêu của công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

Mục tiêu của CNH, HĐH là xây dựng nước ta thành một nước công nghiệp có cơ sở vật chất - kỹ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, đời sống vật chất và tinh thần cao, quốc phòng - an ninh vững chắc, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh.

3.Nội dung của công nghiệp hoá, hiện đại hoá tập trung vào các lĩnh vực:

Nông nghiệp, nông thôn; công nghiệp chế biến nông sản và hàng tiêu dùng một số ngành công nghiệp mũi nhọn, xây dựng cơ sở hạ tầng; phát triển du lịch; phát triển hợp lí các vùng lãnh thổ; sản xuất hàng xuất khẩu.

4. Quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đang đặt ra những yêu cầu gì?

- CNH, HĐH đặt ra yêu cầu ngày càng cao trong việc đào tạo, tuyển chọn và trọng dụng nhân tài, CNH, HĐH trong điều kiện của nền kinh tế tri thức sẽ là hiện thực nhanh chóng đối với dân tộc nào có nhiều nhà khoa học và công nghệ; có các nhà lãnh đạo sáng suốt và quyết đoán; có nhiều nhà doanh nghiệp giàu tính sáng tạo, dám mạo hiểm và có tinh thần tự cường dân tộc.

- Yêu cầu ngày càng cao trong việc chấn hưng nền giáo dục quốc dân với mục tiêu là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài phù hợp với yêu cầu mới, nội dung mới và phương pháp mới để thích ứng với quá trình CNH, HĐH trong xu thế tri thức hoá ngày càng cao.

- Yêu cầu ngày càng cao trong việc xây dựng tiềm lực khoa học và công nghệ quốc gia. Điều đó có nghĩa là củng cố và xây dựng các cơ sở nghiên cứu và triển khai đủ khả năng nắm bắt và làm chủ các công nghệ nền (cơ sở) mới và cao, làm chỗ dựa cho sự phát triển các công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm và đổi mới mặt hàng.

5. Yêu cầu của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đối với thanh niên.

- Thanh niên phải có hoài bão lớn, đó là tính cách điển hình của thanh niên.

- Thanh niên phải có trị thức về mọi mặt, có năng lực tiếp thu và sáng tạo về khoa học và công nghệ, có trình độ học vấn, trình độ nghiệp vụ cao, trở thành những người lao động chân tay và trí óc giỏi, những nhà khoa học có tài năng những nhà quản lý và kinh doanh thành thạo và giàu kinh nghiệm, trở thành lực lượng đi đầu trong công cuộc đổi mới sâu sắc và toàn diện của đất nước.

- Thanh niên phải có đạo đức cách mạng: Mỗi thanh niên phải hành động và ứng xử với đầy đủ ý thức trách nhiệm công dân, tôn trọng pháp luật, sống có trật tự, kỷ cương, giữ gìn mọi mối quan hệ lành mạnh, tốt đẹp, nhân ái, trung thực trong gia đình và xã hội.

- Thanh niên phải luôn ý thức sâu sắc rằng chính họ chứ không phải ai khác là lực lượng xung kích trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc, xây dựng và củng cố nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân. Thanh niên phải là lực lượng xung kích trong phòng, chống các tệ nạn xã hội, chống tham nhũng, tham gia bảo vệ trật tự trị an và an toàn xã hội.

Một phần của tài liệu Giao an NGLL 11 tron bo (Trang 66 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(73 trang)
w