Kết thúc hoạt động:

Một phần của tài liệu Giao an NGLL 11 tron bo (Trang 55 - 60)

Hoạt động 3: Tìm hiểu về liên hợp quốc I. Mục tiêu hoạt động:

Sau hoạt động này học sinh cần:

- Hiểu những nét cơ bản về cơ cấu tổ chức và vai trò của Liên hợp quốc đối với hoà bình, phát triển của nhân loại, đối với quyền con người nói chung và đặc biệt là quyền của trẻ em nói riêng.

- Rèn luyện năng lực tiếp cận vấn đề bằng tư duy phê phán và thái độ cởi mở, có năng lực hiểu được những giá trị của hệ thống Liên hợp quốc với những tác động tích cực của nó tới các quốc gia trên thế giới.

- Có thái độ đồng tình với Liên hợp quốc trong việc giải quyết những vấn đề của thế giới. Tích cực tham gia các hoạt động thực hiện Công ước LHQ về quyền trẻ em ở Việt Nam.

II. Nội dung hoạt động:

1. Cơ cấu tổ chức của Liên hợp quốc:

Bộ máy tổ chức của Liên hợp quốc gồm những cơ quan như sau:

- Đại hội đồng: Gồm tất cả các nước thành viên (tính đến tháng 4 năm 2007), Liên hợp quốc có 192 quốc gia thành viên).

Đại hội đồng có 7 uỷ ban để thực hiện các vấn đề cụ thể, đó là: + Uỷ ban 1 phụ trách các vấn đề chính trị và an ninh.

+ Uỷ ban 2 phụ trách các vấn đề kinh tế và tài chính.

+ Uỷ ban 3 phụ trách các vấn đề xã hội, nhân đạo và văn hoá.

+ Uỷ ban 4 phụ trách các vấn đề quản lý các lãnh thổ nằm dưới sự bảo trợ của LHQ. + Uỷ ban 5 phụ trách các vấn đề hành chính và ngân sách.

+ Uỷ ban 6 phụ trách các vấn đề phát luật.

+ Uỷ ban 7 phụ trách các vấn đề chính trị đặc biệt.

- Hội đồng bảo an Liên hợp quốc: Là cơ quan giữ vai trò trọng yếu hàng đầu trong việc duy trì hoà bình và an ninh thế giới. Hội đồng bảo an gồm 15 nước, trong đó có 5 nước là Uỷ viên thường trực.

- Hội đồng Kinh tế và xã hội: Có nhiệm vụ nghiên cứu, báo cáo và xúc tiến việc hợp tác quốc tế về các mặt kinh tế, xã hội, văn hoá, giáo dục, y tế … nhằm nâng cao đời sống vật chất và văn hoá của các dân tộc.

- Hội đồng quản thác: Có nhiệm vụ kiểm soát chế độ quản thác ở các lãnh thổ mà LHQ uỷ quyền cho một số nước thực hiện.

- Toà án quốc tế: Là cơ quan tài phán của LHQ có nhiệm vụ giải quyết tranh chấp giữa các nước trên cơ sở pháp luật quốc tế.

- Ban thư ký: Là cơ quan hành chính - tổ chức của LHQ, đứng đầu là Tổng thư ký, đặc biệt có trách nhiệm trong việc dự thảo và hoàn thành những nghị quyết mà LHQ đã thông qua …

- LHQ là một cơ quan hợp tác quốc tế nhằm duy trì hoà bình và an ninh thế giới, thúc đẩy và giúp đỡ những tiến bộ và phát triển về kinh tế, xã hội của các dân tộc.

- Trụ sở của LHQ đặt tại Niu Oóc, Mĩ.

- Trong đời sống chính trị thế giới, LHQ đã và đang giữ một vị trí nổi bật, một vai trò quan trọng hàng đâù. Đây là tổ chức quốc tế lớn nhất hành tinh bao gồm hầu hết các quốc gia trên thế giới.

- LHQ đã trở thành một diễn đàn đấu tranh và hợp tác trong điều kiện chung sống hoà bình giữa các quốc gia có chế độ chính trị - xã hội khác nhau.

3. Một vài số liệu:

- LHQ được thành lập chính thức ngày 24/10/1945.

- Tính đến tháng 4 năm 2007, Đại hội đồng LHQ đã có 192 thành viên (toàn thế giới có hơn 200 quốc gia và 30 vùng lãnh thổ).

- 18 giờ 30 phút ngày 20/9/1977 Việt Nam trở thành viên LHQ.

- Ngày 20/11/1989 Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua.

- Ngày 02 - 9 - Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em bắt đầu có hiệu lực. Việt Nam là nước đầu tiên ở Châu á và nước thứ hai trên thế gới phê chuẩn Công ước này (ngày 20 - 2- 1990).

- Tính đến ngày 01-3-2000, đã có 191 quốc gia đã phê chuẩn tham gia Công ước LHQ về Quyền trẻ em.

III. Công tác chuẩn bị.1. Giáo viên: 1. Giáo viên:

- Định hướng nội dung hoạt động cho học sinh, hướng dẫn cho các em sưu tầm, tìm hiểu các tài liệu, sách báo về tổ chức Liên hợp quốc, về bốn nhóm trong quyền trong Công ước LHQ về Quyền trẻ em, tìm hiểu kỹ nội dung điều 12,13 vè quyền được bày tỏ ý kiến, quyền được thu thập thông tin của trẻ em.

- Gợi ý một số câu hỏi và đáp án cho hoạt động thi tìm hiểu của học sinh, ví dụ: + Liên hợp quốc được thành lập ngày, tháng, năm nào?

+ Cơ cấu tổ chức LHQ như thế nào? + Hãy nêu tóm tắt vai trò của LHQ?

+ Những người lính của LHQ có trách nhiệm duy trì hào bình thế gới dược gọi là gì? + Việt Nam gia nhập LHQ năm nào?

+ Trụ sở LHQ đặt ở đâu?

+ WHO là tổ chức nào của LHQ? + UNICè là tổ chức nào của LHQ? + UNESCO là tổ chức nào của LLQ?

+ Liên hiệp quốc thông qua Công ước LHQ về Quyền trẻ em vào thời gian nào? + Việt Nam phê chuẩn Công ước trên vào thời gian nào?

+ Công ước LHQ về Quyền trẻ em có ý nghĩa gì đối với học sinh chúng ta?... - Giao cho cán bộ lớp và BCH chi đoàn tổ chức hoạt động.

2. Học sinh:

Cán bộ lớp và BCH chi đoàn đội hội ý các công việc phải chuẩn bị: - Cử các đội dự thi.

- Cử một ban giám khảo. - Cử người dãn chương trình.

- Chuẩn bị một vài tiết mục văn nghệ. - Phân công trang trí, kê bàn ghế.

- Mời giáo viên chủ nhiệm và giáo viên môn GDCDlàm cố vấn.

IV. Tổ chức hoạt động.

- Người dẫn chương trình nêu lý do hoạt động, giới thiệu ban cố vấn, ban giám khảo. - Các đội dự thi tự giới thiệu về mình.

- Người dẫn chương trình lần lượt nêu các câu hỏi . Các đội dự thi giơ tay hoặc ra tín hiệu xin trả lời. Đội nào có tín hiệu trước sẽ trả lời trước.

- Ban giám khảo công bố điểm cho từng câu trả lời của các đội.

- Câu nào đội thi không trả lời được hoặc trả lời sai,các đội khác cũng lúng túng thì ban cố ván giúp dỡ.

- Ban giám khảo nhận xét kết quả thi và công bố điểm của các đội. Có thể trao thưởng cho các đội (nếu có).

V. Kết thúc hoạt động.

Ngày soạn: 06/052009 Dạy lớp: 11A

Ngày dạy: 16/05/2009 Chủ đề hoạt động tháng 5:

Thanh niên với với Bác Hồ A. Mục tiêu giáo dục.

Sau chủ đề này, học sinh cần:

- Hiểu những cống hiến to lớn của Bác Hồ đối với Đảng, dân tộc và nhân loại. Khắc sâu nhận thức của học sinh về sự hi sinh to lớn của Bác Hồ trong công cuộc cách mạng của dân tộc; hiểu sâu sắc vè cuộc đời hoạt động của Bác.

- Tích cực, chủ động học tập, rèn luyện theo gương Bác Hồ kính yêu, chuẩn bị hành trang vào đời.

- kính trọng, biết ơn bác Hồ và rèn luyện theo gương Bác Hồ kính yêu, chuẩn bị hành trang vào đời.

- kính trọng, biết ơn bác Hồ và thế hệ cha anh đã hi sinh cho độc lập tự do của dân tộc; thể hiện bằng những hoạt động cụ thể trong học tập và rèn luyện hằng nguỳ.

B. Nội dung hoạt động.

- Viết thu hoạch tìm hiểu về cuộc đời hoạt động của Bác Hồ. - Văn nghệ “Tháng 5 với Bác Hồ”

- Thi viết bài, sáng tác thơ về Bác.

C. Gợi ý thực hiện các hoạt động cụ thể.

Hoạt động 4:

Viết thu hoạch tìm hiểu về

Cuộc đời hoạt động cách mạng của bác hồ. I. Mục tiêu hoạt động.

Sau hoạt đông này, học sinh cần:

- Hiểu sâu sắc về cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Bác Hồ cũng như sự quan tâm và tình cảm của Bác đối với thế hệ trẻ, đặc biệt trong việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.

- Tự hào, kính trọng và biết ơn công lao của Bác đối với dân tộc. - Tích cực học tập, rèn luyện theo tấm gương Bác Hồ.

II. Nội dung hoạt động:

Tổ chức cho học sinh tìm hiểu các nội dung sau:

- Nguyên nhân nào đã thôi thúc Nguyễn ái Quốc ra đi tìm đường cứu nước? Bác đã đi những đâu? Tìm hiểu những vấn đề gì?

- Bác tham gia các tổ chức nào, mở lớp huấn luyện chính trị, đào tạo cán bộ ở đâu?

- Bác Hồ đã chủ trì hợp nhất các tổ chức cộng sản trong nước và sáng lập Đảng cộng sản Việt Nam vào ngày, tháng, năm nào?

- Các văn kiện được Bác trực tiếp thảo ra gồm những văn kiện nào? - Nghị định Hội nghị Trung ương tháng 11 - 1939 khẳng định điều gì?

- Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân được Bác viết vào tháng mấy? Năm nào?

- Quyết định Tổng khởi nghĩa và thành lập Uỷ ban dân tộc giải phóng Việt Nam do Quốc dân đại biểu đại hội quyết định đã họp ở đâu? Tháng mấy? Năm nào? Uỷ ban do ai đứng đầu?

- Câu thơ: “Trên vì nước, dưới vì nhà

ấy là sự nghiệp ấy là công danh”

được Bác viết trong bài thơ nào? Năm nào? Em hiểu câu thơ đó như thế nào? - Bài thơ: “Không rau, không muối, canh không có

Mỗi bữa lưng cơm đỏ gọi là Có kẻ đem cơm còn chắc dạ

Không người lo bữa đói kêu cha”

được Bác viết trong hoàn cảnh nào? In trong tập thơ nào? Tên bài thơ là là? - Bài thơ: “Sáng ra bờ suối tối vào hang

Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng Bán đá chông chênh lịch sử Đảng. Cuộc đời cách mạng thât là sang”

Có tên là gì? Được Bác viết vào tháng mấy, năm nào? Thời gian đó Bác đang hoạt động ở đâu?

- Nêu một số ví dụ về sự chỉ đạo của Bác trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, giải phóng Điện Biên Phủ.

- Những mốc son lịch sử nói lên công lao của Bác cùng Trung ương Đảng lãnh đạo Cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và Cách mạng dân tộc dân tộc nhân dân ở Miền Nam là gì?

- Em hiểu câu nói: “Không có gì quý hơn độc lập, tự do? Của Bác như thế nào?

- Tại sao Bác nói : “Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết?

(Xem gợi ý đáp án các câu hỏi trên đây ở phần Tư liệu tham khảo). - Những lời dạy của Bác Hồ với thanh niên, thiếu niên và học sinh.

- Liên hệ những lời dạy của Bác với việc thực hiện công ước LHQ về quyền trẻ em ở đất nước ta.

- Nêu một số ví dụ cụ thể về những tình cảm thân thương nhất Bác dành cho thanh - thiếu niên, về những lời động viên toàn xã hội chăm sóc, bảo vệ thiếu nhi để các em khoẻ mạnh, vui chơi và phát triển phù hợp với lứa tuổi.

III. Công tác chuẩn bị: 1. Giáo viên: 1. Giáo viên:

Để giúp học sinh hiểu được công lao của Bác đối với dân tộc Việt Nam, giáo viên gợi ý cho học sinh chuẩn bị đề cương và chuẩn bị các tài liệu về:

+ Bối cảnh xã hội Việt Nam cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX dưới chế độ nô dịch của thực dân Pháp.

+ Các phong trào và con đường cứu nước của các sĩ phu yêu nước thời điểm đó như: Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh (để phân tích tính tích cực và những hạn chế về con đường cứu nước như: dựa vào Nhật để đánh Pháp, phong trào Đông Du …) từ đó làm nổi bật con đường cứu nước đúng đắn của Bác Hồ.

+ Để lựa chọn con đường cứu nước, phải hiểu được tình hình chính trị và phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân cũng như nhân dân các nước thuộc địa trên thế giới. Vì vậy Bác Hồ đã phải bôn ba đến nhiều nước trên thế giới. Giáo viên gợi ý: Bác Hồ đến các nước đó để làm gì?

+ ý nghĩa của cuộc Tổng khởi nghĩa tháng 8 năm 1945 và chiến dịch lịch sử Điện Biên phủ là gì?

+ Bác Hồ cùng Trung ương Đảng lãnh đạo Cách mạng xã hội chủ nghĩa ở Miền Bắc và cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam như thế nào?

+ Gợi ý học sinh tìm hiểu, sưu tầm những bài viết, bài thơ của Bác Hồ dành cho thanh - thiếu niên và những tranh ảnh Bác Hồ với thanh - thiếu niên.

+ Hướng dẫn học sinh tìm hiểu các điều 6, 12. 13. 31 của Công ước LHQ về Quyền trẻ em. - Thời gian viết báo cáo thu hoạch: 90 phút.

- Nên thống nhất khổ giấy của báo cáo.

2. Học sinh:

- Lớp trưởng hoặc Bí thư Chi đoàn thống nhất chia lớp thành các nhóm nhỏ để phân công các bạn trong nhóm sưu tầm tài liệu, các loại tư liệu, tranh ảnh phục vụ cho báo cáo thu hoạch.

- Thảo luận và thống nhất đề cương phục vụ cho mục tiêu của hoạt động, nhắc lại những trọng tâm cần nêu trong báo cáo.

- Gặp gỡ các nhóm trưởng để giải đáp thắc mắc hoặc mời giáo viên dạy môn Lịch sử, Ngữ văn, giáo dục công dân … cung cấp thêm kiến thức và trao đổi về nội dung.

- Thống nhất thời gian viết báo cáo (nên viết tập trung trên lớp) và mỗi bạn trình bày báo cáo theo nhận thức riêng của mình.

- Thu báo cáo theo quy định và nộp lại cho giáo viên chủ nhiệm.

Một phần của tài liệu Giao an NGLL 11 tron bo (Trang 55 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(73 trang)
w