Định Hướng Cho Con Cách Xài Tiền

Một phần của tài liệu Cẩm nang bỏ túi về nuôi dạy con cái (Trang 34 - 37)

Kinh tế của mỗi gia đình sẽ ít nhiều bị ảnh hưởng bởi suy thoái kinh tế toàn cầu và tình hình khó khăn của kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên, những tác động từ bên ngoài đó không chỉ có tiêu cực mà vẫn có những mặt tích cực của riêng nó. Điều quan trọng là chúng ta biết cách thay đổi để đón nhận những tích cực, hạn chế những bất lợi. Trong khía cạnh giáo dục chi tiêu cho con cái thì đây là một cơ hội tốt để “kiểm nghiệm” những bài học tài chính bạn đã được biết và muốn dạy cho con mình, một trong số đó là cách định hướng chi tiêu cho trẻ.

Một nghiên cứu của các nhà khoa học khi cho 100 đứa trẻ mỗi đứa một viên kẹo và thả chúng chơi trong một căn phòng. Chúng được dặn rằng, nếu không ăn và để dành viên kẹo đó trong 1 giờ đồng hồ, chúng sẽ được nhận thêm 1 viên kẹo nữa. Đa phần lũ trẻ ăn ngay viên kẹo sau đó và có rất ít trẻ giữ lại viên kẹo của mình để sau 1 giờ đồng hồ được nhận thêm 1 viên kẹo nữa. Các nhà nghiên cứu tiếp tục theo dõi khi những đứa trẻ này lớn

{ 35 }

lên và họ nhận thấy rằng đứa bé nào biết để dành kẹo thì thành công và giàu có hơn những đứa trẻ khác. Điều đó cho thấy rằng việc giáo dục, định hướng chi tiêu, tài chính cho trẻ là việc cần thiết và quan trọng, cần bắt đầu ngay khi trẻ còn nhỏ.

Cha mẹ thường quan niệm sai lầm rằng cứ cho tiền trẻ là đủ. Việc chúng làm gì với số tiền đó là tùy, không quan trọng và cha mẹ không cần quan tâm tìm hiểu. Trẻ biết “lợi dụng” kẽ hở này để vạch ra rất nhiều các chi tiêu bất hợp lý của cá nhân để “vòi vĩnh” tiền từ cha mẹ. Dần dần chúng trở thành “máy tiêu tiền” không có điểm dừng! Và khi không còn “moi” được tiền từ cha mẹ, chúng có thể bất chấp mọi thứ để có được tiền. Khi đó đứa con yêu dấu của bạn đang đứng trước nhiều bờ vực mà nếu bạn nhận ra sớm hơn, biết cách dạy chúng các bài học về tiền sớm hơn, quan tâm đến con cái nhiều hơn thì có lẽ con bạn đã bước đi trên một con đường khác.

Ngay từ bé, hãy cho trẻ tiếp xúc với tiền để nhận biết, phân biệt mệnh giá của từng loại tiền. Mỗi khi mua một thứ gì đó, ví dụ như hộp sữa, quyển

{ 36 }

tập, cây bút chì..., hãy nói cho con bạn biết những món đó giá bao nhiêu tiền. Khi nhờ chúng đi mua những thứ lặt vặt, để ý xem khi còn tiền dư, trẻ có tự giác đưa lại cho cha mẹ hay sẽ mua những thứ chúng thích. Nếu không quan tâm những điều nhỏ nhặt này và xem đó là “tiền lẻ”, là không đáng kể, sẽ có lúc bạn phải hối hận vì suy nghĩ của mình! Bạn nghĩ rằng trẻ biết về tiền sớm là cần thiết hay không cần thiết? Hay con nít không cần “tài lanh”? Nếu cho rằng trẻ biết về tiền sớm là không cần thiết thì suy nghĩ này sẽ khiến trẻ không hiểu đúng về bản chất của đồng tiền và không biết cách tiêu xài chúng một cách hợp lý.

Biết tiêu tiền không phải là điều dễ dàng, nhất là với con trẻ! Nếu bạn cho chúng 5.000 đồng/ngày và mặc sức mua thứ chúng thích, chúng sẽ luôn cần có bạn ở bên để xin 5.000 đồng tiếp theo! Khi cho tiền con, bạn hãy thủ thỉ hỏi xem con mình dùng 5.000 đồng đó vào những việc gì, mua những gì, những thứ gì chúng thích và muốn có nó… Khi biết mong muốn của con, bạn hãy giúp con bằng cách cùng con vạch ra một kế hoạch chi tiêu vừa thỏa mãn những nhu cầu tức thời của con nhưng vẫn có những tích lũy khi bạn hướng con đến điều chúng đam mê hơn, ví dụ như chúng muốn có bộ xếp hình siêu nhân, tập truyện cổ tích hay một món đồ tặng bạn nhân dịp nhật. Tạo lập cho con cái thiói quen cân nhắc mọi thứ trước khi chi tiêu, mua bán hay quyết định làm một việc gì đó ngay từ khi còn bé. Sau này, khi có một số tiền nhất định trong tay, chắc chắn con bạn không dại dột xài chúng hết một lúc mà biết cân nhắc tiêu xài bao nhiêu, vào vấn đề gì, để dành bao nhiêu, cho dự định gì. Một thói quen tốt sẽ giúp con bạn rất nhiều trong cuộc sống, trong vun vén hạnh phúc gia đình, trong công việc.

{ 37 }

Một phần của tài liệu Cẩm nang bỏ túi về nuôi dạy con cái (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(56 trang)