Trong cuốn sách nổi tiếng thế giới của Robert T. Kiyosaki “Dạy con làm giàu” (Rich Dad, Poor Dad) có một mẩu chuyện khá hay dạy con trẻ về giá trị đồng tiền, đó là khi đứa con của người cha nghèo (Poor Dad) tới làm thuê cho người cha giàu (Rich Dad).
Ngày đầu tiên đi làm, đứa trẻ phải ngồi chờ người cha giàu hàng giờ đồng hồ mà không thấy ông đả động gì đến. Đứa bé cáu bẳn, sau đó người cha giàu nói với cậu rằng: “Bài học đầu tiên về kiếm tiền là phải biết kiên nhẫn”. Sau khi làm việc một thời gian, cậu bé được trả một số tiền nho nhỏ. Người cha giàu biết cậu bé không vui, ông nói rằng “Những gì con nhận được từ ta nhiều hơn rất nhiều số tiền mà ta trả cho con”. Đó là những khái niệm tài chính đầu tiên mà người đàn ông thành đạt và giàu có bậc nhất thế giới dạy cho con mình!
Các bậc phụ huynh Việt Nam đều rất ngại và gần như không cho con trẻ tiếp xúc với tiền, có hiểu biết về việc kiếm tiền và chi tiêu tiền cũng như không dạy cho con các khái niệm cơ bản nhất về tài chính. Vì thế khi lớn lên, chúng hụt hẫng, lóa mắt, không hiểu đúng các giá trị cũng như không làm chủ được đồng tiền và những sai lầm mắc phải có nguyên nhân từ tiền bạc là không tránh khỏi.
{ 32 }
Vậy bài học tài chính đầu tiên mà cha mẹ cần dạy con là gì? Các chuyên gia tâm lý và phát triển con người khuyên rằng, nên cho trẻ tiếp xúc với tiền bạc và vấn đề tài chính từ nhỏ, tùy theo độ tuổi. Dưới đây là một số gợi ý:
Với trẻ từ 3 đến 6 tuổi: cha mẹ nên cho trẻ làm quen với các tờ tiền, cả tiền giấy lần tiền xu. Dạy cho trẻ nhận biết và phân biệt các tờ bạc có các giá trị khác nhau. Với mỗi tờ tiền, con có thể mua được cái gì. Cha mẹ có thể nhờ trẻ đi tới tiệm gần nhà mua những thứ nho nhỏ như cây bút chì, trái bong bóng hay vài cục kẹo.
Với trẻ từ 7 đến 12 tuổi: ở tuổi này, trẻ bắt đầu có những chi tiêu cá nhân, cha mẹ nên cho trẻ một số tiền nhất định và định hướng cho trẻ biết
cách chi tiêu hợp lý. Ví dụ bạn cho con 2.000đ/ngày và nói với con rằng, nếu con muốn mua truyện tranh (5.000đ/quyển) thì mỗi ngày con nên xài 1.000đ, để dành 1.000đ, trong 5 ngày con có thể mua được quyển truyện con thích hoặc tờ báo Nhi Đồng bán ở trường.
Việc định hướng chi tiêu cho con cái là rất quan trọng. Nếu gia đình bạn có điều kiện kinh tế tốt, bạn càng nên chú ý đến vấn đề này. Trẻ thường có tư tưởng “muốn gì được nấy” nếu những đòi hỏi của chúng luôn được cha mẹ đáp ứng. Nhiều phụ huynh lại nghĩ cứ cho con tiền là đủ và không mảy may quan tâm, để ý khi trẻ xin thêm rất nhiều tiền ngoài khoản chi tiêu cố
{ 33 }
định mà bố mẹ đưa ra. Nếu không định hướng cho con từ sớm, chúng sẽ không biết quý trọng đồng tiền, không biết tiết kiệm tiền bạc và có cách chi tiêu hợp lý.
Với trẻ từ 13 đến 16 tuổi: trong giai đoạn này, điều quan trọng nhất mà cha mẹ cần dạy con là các giá trị của đồng tiền. Con bạn sẽ không thể kiếm những đồng tiền chân chính khi cha mẹ chúng kiếm tiền bằng mánh khóe, lừa lọc.
Nên nhớ rằng bạn chính là tấm gương về tài chính đầu tiên mà con bạn được tiếp xúc. Chỉ khi hiểu đúng giá trị của đồng tiền, bạn mới có thể dạy con điều đó. Cho con biết rằng để có tiền, cha mẹ phải vất vả làm việc, thức khuya dậy sớm. Để nhận được đồng tiền, con phải làm việc. Gợi ý cho trẻ những cách kiếm tiền phù hợp với lứa tuổi của chúng như gom góp và bán những tờ báo, tạp chí đã cũ, những chai lọ bằng nhựa không sử dụng… để lấy tiền bỏ ống heo. Khi trường tổ chức hội trại, con cùng các bạn có thể pha chế nước xirô, sâm dứa, nước chanh… để bán.
Nhưng cha mẹ cũng nói cho trẻ biết rằng, không phải tiền là tất cả. Cha mẹ cho con rất nhiều thứ không phải muốn con đáp trả mà đơn giản vì cha mẹ yêu thương con rất nhiều.
{ 34 }