Kĩ thuật dạy học –

Một phần của tài liệu Ky nang Tke baigiang (Trang 30 - 35)

 KTDH rất phong phú, thường có hình thức quy trình, bao gồm: + Những kĩ năng, kĩ xảo nghề nghiệp;

+ Những mẫu thao tác sư phạm trong dạy - học;

+ Những quy tắc làm việc và ứng xử của GV với HS trong dạy - học;

+ Những yêu cầu và tiêu chuẩn sư phạm của phương tiện, thiết bị dạy học mà GV sử dụng để tổ chức các hoạt động tìm tòi khám phá cho HS trong quá trình dạy học.

 KTDH thực chất là những thủ thuật và kĩ năng dạy học cụ thể đặc trưng cho một PPDH cụ thể được thiết kế và tiến hành trong quá trình tổ chức hoạt động dạy học.

 KTDH được sử dụng như là những biện pháp để tổ chức, thực hiện các PPDH nhằm phát huy tối đa hiệu quả của các PPDH cụ thể đã được GV lựa chọn, làm cho yêu cầu cơ bản của PPDH được thực hiện có chất lượng cao.

 KTDH được định hướng vào những nội dung chính sau:

+ Những kĩ năng, kĩ xảo nghề nghiệp (kĩ năng xây dựng và sử dụng câu hỏi, bài tập, PHT;... xây dựng và sử dụng các phương tiện dạy học...);

+ Hướng dẫn các hoạt động học tập;

+ định hướng các quan hệ tham gia, hợp tác của cá nhân và nhóm; + Tổ chức nhiệm vụ chung và phối hợp các nhóm;

+ Khuyến khích thái độ và hành động chia sẻ, trao đổi ý kiến, suy nghĩ của HS;

Mối quan hệ giữa kĩ thuật dạy học và phương pháp dạy học

 KTDH là những cách thức tác động thực tiễn của GV và HS lên đối tượng dạy và đối tượng học. Vì vậy, kĩ thuật là sự hiện thực đối tượng dạy và đối tượng học. Vì vậy, kĩ thuật là sự hiện thực hóa sức mạnh của phương pháp. Nếu không có KTDH thì PPDH trở nên trống rỗng, không có nội dung. Nếu kĩ thuật tốt, hiệu quả của phương pháp sẽ cao và ngược lại. Tính chất và cường độ của các KTDH tạo nên tính tích cực của quá trình dạy học.

 Nội dung lí luận của PPDH dù đầy đủ, sâu sắc và hiện đại đến đâu cũng mới chỉ là hình thái lí luận của phương pháp, chưa đâu cũng mới chỉ là hình thái lí luận của phương pháp, chưa phải là PPDH trong thực tiễn. Điều quyết định sự tồn tại trong hiện thực và hiệu quả của PPDH là hệ thống biện pháp kĩ thuật dạy học.

Mối quan hệ giữa kĩ thuật dạy học và phương pháp dạy học

 KTDH tự chúng không có tính mục đích, mà chúng chỉ là phương tiện (ý tưởng và vật chất) để tổ chức, tiến hành các PPDH đã được GV lựa chọn, xây dựng và áp dụng. Tuy nhiên, khi phục vụ cho việc tổ chức và tiến hành PPDH nào đó, thỡ nh ng kĩ thuật này đưữ

ợc định hướng về tính chất, giá trị và chức năng, tuân theo chức năng và tính chất của phương pháp đã dự kiến.

 Những biện pháp cụ thể và chuyên biệt hay bị lẫn với KTDH. Có thể phân biệt chúng ở chức năng: biện pháp cụ thể hay chuyên biệt có chức năng đơn trị, ví dụ: biện pháp sử dụng trò chơi để tích cực hóa kinh nghiệm của HS. Các kĩ thuật có tính đa năng, linh hoạt hơn biện pháp, chẳng hạn đặt câu hỏi và sử dụng câu hỏi, ứng xử sư phạm khéo léo trên lớp… là những kĩ thuật có vai trò phổ biến và tích cực hóa.

Đổi mới PPDH cần được hiểu như thế nào ?

 Mục đích cuối cùng của đổi mới PPDH là làm thế nào để HS phải thực sự tích cực chủ động, tự giác tìm tòi, suy nghĩ sáng tạo trong quá trình tự chiếm lĩnh tri thức và cả cách thức để chiếm lĩnh tri thức ấy nhằm phát triển và hoàn thiện nhân cách.

 Đổi mới PPDH không phải là sự thay thế các PPDH cũ bằng một loạt các PPDH mới. Thực chất, đổi mới PPDH là đổi mới cách tiến hành các PPDH trong mối quan hệ hữu cơ với NDDH, trong đó có sự phối hợp với các PTDH và các KTDH nhằm khai thác triệt để ưu điểm của các PPDH cụ thể và phát huy tối đa tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học.

 Đổi mới PPDH là vấn đề then chốt, nhưng trước hết phải hiểu thế nào là đổi mới PPDH. Cần nhấn mạnh rằng, không có phương pháp nào là phương pháp tích cực hay thụ động, mà phương pháp ấy trở nên tồi, thụ động khi người ta không khai thác hết tiềm năng của nó hoặc sử dụng nó không đúng lúc, đúng chỗ, đúng đối tượng. Hiệu quả hay không của PPDH là do người tiến hành nó như thế nào.

Một phần của tài liệu Ky nang Tke baigiang (Trang 30 - 35)

Tải bản đầy đủ (PPT)

(75 trang)