- Tham gia đánh giá lẫn nhau.
“thô” hay sản phẩm ban đầu Do đó, sản
ban đầu. Do đó, sản phẩm này dễ mang tính chủ quan, phiến diện hoặc chưa hoàn thiện, nhất là về mặt khoa học.
Để tri thức trở thành khách quan, khoa học thật sự và có ý
nghĩa, GV cần tiếp tục tổ chức cho HS thảo luận, làm cho các sản phẩm ban đầu đó được thông qua đánh giá, phân tích, sàng lọc, bổ sung, điều chỉnh qua tập thể nhóm - tổ - lớp.
Cách tổ chức như vậy có tác dụng làm cho mỗi cá nhân HS :
+ Không thụ động nghe bạn nói, nhìn bạn làm;
+ Phải tích cực chủ động thể hiện ở sự lắng nghe trình bày sản phẩm và ý kiến của bạn;
+ Phải đối chiếu sản phẩm của nhóm với sản phẩm của mình; + Tham gia trình bày và bảo vệ sản phẩm, ý kiến của mình; + Ghi ý kiến bổ sung của các bạn và tự điều chỉnh sản phẩm
của mình;
+ So sánh sản phẩm ban đầu của mình với sản phẩm của lớp; + Tự rút ra những kết luận cần thiết để tiếp cận sản phẩm của
Sản phẩm của lớp lúc này là kết quả tổng hợp từ tất cả các sản phẩm ban đầu của từng HS, từng nhóm HS thông qua thảo luận dưới sự dẫn dắt của thầy bằng hệ
thống câu hỏi; cho dù sản phẩm của lớp có vượt quá năng lực thực tế của cá nhân HS, thì đó vẫn là sự cần thiết và là biểu hiện cho năng lực mà HS cần vươn tới để đạt đư ợc bằng cách tiếp cận dần.
Qua đó, mỗi HS đều tự nâng mình lên một tầm nhận thức mới và tự thấy mình trong sản phẩm của lớp để tự điều chỉnh. Đó là con đường hình thành tri thức, kỹ năng, thái độ mà mọi HS hoàn toàn có thể tiếp thu được bằng hoạt động tự lực, chứ không phải là “có sẵn” được áp đặt từ phía thầy và SGK.
Sản phẩm học được hoàn thiện dần theo cách tổ chức hoạt động như trên, là kết quả lao động của cá nhân HS kết hợp với tập thể nhóm - tổ - lớp và lao động của thầy được thực hiện trên cơ sở hoạt động tự lực tích cực của mỗi HS.
Trường hợp trong quá trình tổ chức thảo luận, HS có thể gặp phải những vấn đề nan giải, khó phân biệt đúng sai, khó đi đến kết luận khoa học. Lúc này, thầy với tư cách là người trọng tài kết luận cuộc thảo luận để lớp hoàn thiện tri thức
xuất phát từ hoạt động tự lực của HS. Như vậy, HS không hề thụ động nghe thầy kết luận, giảng giải, mà chủ động học thày bằng hành động của chính mình.
Những thao tác trong hoạt động tích cực của HS có thể là:
+ Tự ghi lại ý kiến kết luận của thầy trong giờ thảo luận ở lớp;
+ Chủ động hỏi thầy về cách học và về những gì mình có nhu cầu hiểu biết;
+ Học được cách ứng xử của thầy ( phân tích, tổng hợp từ những ý kiến khác nhau để đi đến kết luận...);
+ Mỗi HS tự điều chỉnh sản phẩm ban đầu của mình căn cứ vào kết luận của thầy và sản phẩm của lớp thành một sản phẩm thực sự khoa học.
Tiến trình tổ chức hoạt động dạy - học cứ diễn ra như thế theo con đường xoắn ốc từ: học một mình → học bạn → học thầy, hay là từ: tự học → học hợp tác với bạn → học thầy để tự học ở trình độ cao hơn, thì sẽ bồi dưỡng được cho HS năng lực tự học suốt đời và chắc chắn HS biết cách làm, cách học, cách giải quyết vấn đề, cách ứng xử, thích nghi với cuộc sống lao động tự chủ, năng động và sáng tạo.
Việc tổ chức HS hoạt động tự lực tìm tòi, giải quyết một vấn đề học tập
bằng “tổ hợp nghe nhỡn” như phân tích ở trên, chắc chắn sẽ đem lại
một kết quả tối thiểu là HS tự chiếm lĩnh các khái niệm một cách chính
xác, nhưng hiệu quả tối đa và rất cơ bản là HS đã học thông qua hoạt
động của chính mình, đã “làm để học” và làm quen dần với tự học, kiến thức học được của HS trở nên vững chắc hơn và năng lực tư duy, năng lực tự học, trí thông minh của HS cũng được phát triển.