2. Thái độ: Giúp hs có thái độ tích cực trong việc ứng dụng khoa học vào đời sống thực tiển. 3. Rèn luyện: Giúp rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích, đánh giá.
II. Phương pháp:
- Gảng giải, thuyết trình - Vấn đáp
III. Kiến thức trọng tâm:
- Cơ sở khoa học của cấy truyền phôi - Quy trình cấy truyền phôi bò.
IV. Chuẩn bị:
- SGK và tài liệu tham khảo
V. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định lớp: (kiểm tra sỉ số) 2. Kiểm tra bài cũ:
- Trình bày quy trình sản xuất cá giống và gia súc giống. 3. Vào bài mới:
Việc ứng dụng CN sinh học vào sản xuất vật nuôi được áp dụng khá lâu và mang lại hiệu quả cao: thụ tinh trong ống nghiệm, cắt phôi và ngay cả tạo một cơ thể hoàn chỉnh từ một tế bào sinh dưỡng: Cừu Dolly. Và dựa trên khoa học CN việc sản xuất con giống góp phần phát triển nhanh về số lượng, đảm bảo chất lượng tốt trong nhàng chăn nuôi, đó là quá trình cấy truyền phôi từ bò.
4. Nội dung bài giảng:
Hoạt động Giáo viên Hoạt động HS Nội dung
Cho hs đọc sgk và đặt câu hỏi:
- Công nghệ cấy truyền phôi bò là gì?
- Vậy dựa trên cơ sở nào để người ta thực hiện việc cấy truyền đó?
GV bổ sung kiến thức về hiện tượng đồng pha ở cá thể cho phôi và cá thể nhận phôi.
Cho HS đọc SGK
- Lên bảng trình bày quy trình cấy truyền phôi?
Đọc SGK - Trả lời câu hỏi - Góp ý, ghi vào vở HS đọc sgk để trả lời. - Ghi vào vở. Đọc SGK, thảo luận nhóm và lên bảng trình bày. I. Khái niệm:
Công nghệ cấy truyền phôi bò là quá trình đưa phôi được tạo ra từ cơ thể bò mẹ này sang cơ thể bò mẹ khác, phôi vẫn phát triển tốt và được sinh ra bình thường.
II. Cơ sở khoa học:
- Phôi là cơ thể độc lập:
Quá trình sinh lý sinh dục của hai cá thể phù hợp thì phôi sau khi được chuyển vào vẫn phát triển tốt.
- Có thể sử dụng hoocmôn sinh dục (tự nhiên hoặc nhân tạo) để tạo sự đồng pha cho các cá thể.
III. Quy trình công nghệ cấy truyền phôi bò: bò:
Bò cho phôi Bò nhận phôi
Chọn bò cho phôi (NS cao, PC tốt) ↓ Gây động dục Chọn bò nhận phôi (khỏe mạnh, SS tốt) ↓ Gây động dục
-Yêu cầu về bò cho phôi và bò nhận phôi? Giải thích? GV Nhận xét, bổ sung. ↓ Gây rụng trứng nhiều ↓
Phối giống với bò đực giống tốt
↓
Thu hoạch phôi ↓
Trở lại bình thường ↓
Gây động dục và tạo phôi ở chu kì
tiếp theo.
Cấy phôi cho bò nhận
↓ Có chửa
↓
Sinh ra đàn bê con mang tiềm năng di truyền tốt của bò
cho phôi.
5. Củng cố:
- Vì sao phải chuyển phôi từ bò cho sang bò nhận? 6. Hướng dẫn về nhà:
Trả lời câu hỏi SGK và chuẩn bị bài mới.
♦♦♦♦♦♦♦♦♦♦♦♦♦ Tuần thứ XXIII: từ 04/01 đến 09/02/08
BÀI 28: NHU CẦU DINH DƯỠNG CỦA VẬT NUÔIThời gian soạn: Thời gian soạn:
Tiết PPCT: I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
Sau khi học xong bài này, hs cần nắm: - Nhu cầu dinh dưỡng của vật nuôi - Tiêu chuẩn, khẩu phần ăn của vật nuôi - Nguyên tắc phối hợp khẩu phần ăn
2. Thái độ: Giúp hs hiểu rõ việc chăm sóc vật nuôi theo nhu cầu dinh dưỡng của chúng cần có những tiêu chí nào.
3. Rèn luyện: Rèn luyện kĩ năng phân tích, tính toán.
II.Phương pháp:
- Vấn đáp, giảng giải, thuyết trình.
III. Trọng tâm:
- Nhu cầu, tiêu chuẩn và khẩu phần ăn - Nguyên tắc phối hợp khẩu phần ăn.
IV. Chuẩn bị:
- Đọc SGK, tài liệu tham khảo
V. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định lớp: (kiểm tra sỉ số) 2. Kiểm tra bài cũ:
Nêu trình tự công đoạn cấy truyền phôi bò? 3. Vào bài mới:
Ngoài việc tạo giống, vật nuôi còn phải được cung cấp đủ chất dinh dưỡng mới bảo đảm quá trình phát triển. Cần phải hiểu được nhu cầu dd của vật nuôi để đáp ứng đúng.
4. Nội dung bài giảng:
Hoạt động của GV Hoạt động hs Tiểu kết
- Cho hs đọc SGK
Vật nuôi có những nhu cầu dinh dưỡng nào?
- Thế nào là nhu cầu duy trì? thế nào là nhu cầu sản xuất?
- Đọc SGK - Trả lời câu hỏi:
Vật nuôi có hai nhu cầu dd: Nhu cầu duy trì và nhu cầu sản xuất.
- Trả lời - Ghi vào vở.
I. Nhu cầu dinh dưỡng của vật nuôi.
- Nhu cầu duy trì: lượng chất tối thiểu để vật nuôi tồn tại, duy trì than nhiêt và các hoạt động sinh lý trong trạng thái khg tăng hoặc giảm khối lượng.
- Nhu cầu sản xuất:lượng chất dd để tăng khối lượng cơ thể và tạo ra sản phẩm: tinh dịch, sữa, trứng...
Dựa vào nhu cầu dd của vật nuôi để hình thành 1 tiêu chuẩn ăn.
- Cho hs đọc SGK: - Tiêu chuẩn ăn là gì?
- Tiêu chuẩn ăn dựa trên những chỉ số dd nào?
Dựa trên tiêu chuẩn của vật nuôi, quá trình hình thành khaủa phẩn ăn được tiến hành như thế nào:
- Khẩu phần ăn là gì? - Cho vd
Vậy để hình thành khẩu phần ăn cho vật nuôi cần thực hiện theo nguyên tắc anò?
- Đọc sgk - Trả lời - Ghi vào vở.
- Trả lời:
+ Tiêu chuẩn ăn dựa trên 4 chỉ số dd: Lắng nghe - Đọc SGK - Trả lời: - Ví dụ: Hình thành khẩu phần ăn cho lợn (20 – 50kg):
Ngô : 0.3kg, gạo: 1.7kg, rau xanh: 2,8kg, bột cá 30g. - Cần thực hiện theo 2 nguyên tắc
- Ghi vào vở.
1. Khái niệm; Tiêu chuẩn ăn là những quy định về mức ăn cần cung cấp cho vật nuôi trong một ngày đêm để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của nó.
2. Các chỉ số dd biểu thị tiêu chuẩn ăn:
- Năng lượng: - Protein - Khoáng -Vitamin
III. Khẩu phần ăn của vật nuôi:
1. Khái niệm: Khẩu phần ăn của vật nuôi là tiêu chuẩn ăn đã được cụ thể hoá bằng các loại thức ăn xác định với khối lượng nhất định.
2. Nguyên tắc phối hợp khẩu phần ăn:
+ Tính khoa học: Đảm bảo tiêu chuẩn, phù hợp khẩu vị, phù hợp đặc điểm sinh lý
+ Tận dụng nguồn thức ăn có sẵn ở địa phương để giảm chi phí, hạ giá thành.
5. Củng cố:
Để dảm bảo cung cấp đủ tiêu chuẩn ăn cho vật nuôi, có nhất thiết phải đầy đủ thành phần trên không? Vì sao?
6. Hướng dẫn về nhà: