KIỂM TRA 1 TIẾT (Tiết 12)

Một phần của tài liệu Giao an Cong nghe (Trang 31 - 39)

(Tiết 12)

Câu 1. Có mấy loại thí nghiệm khảo nghiệm giống cây trồng:

a.1 b.2 c.3 d.4

Câu 2. Chọn câu sai. Trong thí nghiệm so sánh giống:

a.Giống mới chọn tạo được so sánh với giống đang phổ biến trong sản xuất đại trà. b.Do cơ quan chọn tạo giống tiến hành.

c.Do Trung tâm khảo nghiệm giống Quốc gia tiến hành.

d.So sánh toàn diện về các chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển, năng suất, chất lượng và tính chống chịu. Câu 3.Giống mới sau khi được khảo nghiệm bằng loại thí nghiệm nào sẽ được phép phổ biến trong sản xuất:

a.Thí nghiệm so sánh giống. b.Thí nghiệm kiểm tra kỹ thuật. c.Thí nghiệm sản xuất quảng cáo. d.a, b, c sai.

Câu 4. Hệ thống sản xuất giống gồm mấy giai đoạn:

a.1 b.2 c.3 d.4

Câu 5. Hạt giống có độ thuần khiết cao nhất là:

a.Siêu nguyên chủng. b.Nguyên chủng. c.Xác nhận. d.Nhập nội. Câu 6. Thời gian của qui trình sản xuất giống ở cây tự thụ phấn theo sơ đồ phục tráng là:

Câu 7. Đặc điểm nào sau đây không có trong qui trình sản xuất giống ở cây trồng thụ phấn chéo: a.Chọn lọc duy trì thế hệ vô tính đạt tiêu chuẩn cấp siêu nguyên chủng.

b.Phải có khu sản xuất giống cách li.

c.Phải loại bỏ những cây không đạt yêu cầu trước khi cây tung phấn. d.Quá trình nhân giống luôn có sự chọn lọc loại bỏ những cây xấu.

Câu 8. Có thể dung phương pháp nào sau đây để sản xuất giống cây rừng:

a.Nhân bằng hạt. b.Nhân bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào.

c.Giâm hom. d.Cả a, b, c.

Câu 9. Trong các giai đoạn sản xuất giống cây trồng, hạt giống nào được sản xuất tại các cơ sở sản xuất giống chuyên nghiệp:

a.Siêu nguyên chủng. b.Xác nhận.

c.Siêu nguyên chủng và nguyên chủng. d.Nguyên chủng và xác nhận. Câu 10. Tế bào thực vật có tính toàn năng. Điều đó có nghiã là:

a.Tế bào chứa toàn bộ hệ gen qui định kiểu gen của loài đó.

b.Tế bào chứa toàn bộ hợp chất hữu cơ và vô cơ cần thiết cho cơ thể. c.Tế bào là đơn vị cơ bản cấu tạo nên mọi cơ thể.

d.Tế bào có khả năng phân hoá thành các tế bào chuyên hoá.

Câu 11. Quá trình chuyển hoá tế bào phôi sinh thành tế bào chuyên hoá đặc hiệu gọi là:

a.Phân chia tế bào. b.Phân hoá tế bào. b.Phản phân hoá tế bào. d.Tính toàn năng của tế bào. Câu 12. Trong nhân giống cây trồng bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào, người ta thường chọn vật liệu nuôi cấy là:

a.Lá cây. b.Rễ cây.

c.Đỉnh sinh trưởng của rễ, thân, lá. d.Cành mới ra.

Câu 13. Nhân giống cây trồng bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào và phương pháp chiết cành giống nhau:

a.Cho ra những sản phẩm cây trồng sạch bệnh.

b.Cho ra những sản phẩm cây trồng đồng nhất về mặt di truyền. c.Đòi hỏi cao về yêu cầu kỹ thuật. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

d.Có thể áp dụng với mọi đối tượng cây trồng.

Câu 14. Khả năng trao đổi ion của keo đất có được là nhờ:

a.Nhân keo. b.Lớp ion quyết định điện.

c.Lớp ion khuếch tán. d.Lớp ion bất động.

Câu 15.Nếu lớp ion bù của keo đất mang điện tích âm thì điện tích của keo đất là: a.Điện tích âm. b.Điện tích dương. c.Không mang điện. d.a, b, c sai. Câu 16. Đất có phản ứng chua khi:

a.pH > 7. b.pH = 7. c.[H+ ] > [OH- ]. d.[H+ ] < [OH- ]. Câu 17. Ở đất, Al3+ và H+ trên bề mặt keo đất sẽ tạo nên:

a.Phản ứng kiềm của đất. b. Độ chua hoạt tính của đất. c. Độ chua tiềm tàng của đất. d. Độ phì nhiêu của đất.

Câu 18.Nghiền 10g đất, cho vào nước cất và lắc 15’, sau đó đo dung dịch bằng máy đo pH. Trị số pH thu đươc chính là:

a.Độ chua hoạt tính. b.Độ chua tiềm tang.c.Độ chua tổng số d.a, b, c sai. Câu 19. Chọn câu sai. Độ phiêu của đất:

b.Chịu sự tác động của con người trong quá trình sản xuất. c.Quyết định hoàn toàn đến năng suất cây trồng.

d.Bao gồm độ phì nhiêu tự nhiên và độ phì nhiêu nhân tạo.

Câu 20. Đất có thành phần cơ giới nhẹ, dễ thoát nước, có phản ứng chua là đặc điểm của: a.Đất phù sa. b.Đất xám bạc màu. c.Đất mặn. d.Đất phèn.

Câu 21. Đặc điểm nào sau đây không có ở đất mặn:

a.Có phản ứng trung tính hoặc hơi kiềm. b.Dễ thoát nước.

c.Thành phần cơ giới nặng. d.Dung dịch đất có áp suất thẩm thấu lớn. Câu 22. Đối với đất mặn, biện pháp bón vôi là để:

a.tăng độ pH. b.Tăng lượng mùn.

c.Khử chua cho đất. d. Đẩy ion Na+ ra khỏi bề mặt keo. Câu 23. Điểm khác nhau giữa đất mặn và đất phèn là:

a.Nơi phân bố. b.Thành phần cơ giới.

c.Phản ứng của dung dịch đất. d. Độ hoạt động của hệ VSV. Câu 24. Đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá có nhiều ở:

a.Bãi bồi ven song. b.Ven biển.

c.Giáp ranh giữa đồng bằng và trung du. d.Sườn núi. Câu 25.Nguyên nhân hình thành đất phèn:

a.Đất chứa nhiều muối hoà tan b.Đất chứa nhiều xác sinh vật chứa lưu huỳnh. c.Đất chứa nhiều FeS2. d.Cả a, b, c.

Câu 26.Kinh nghiệm “làm dầm” của người nông dân đối với đất phèn là để:

a.Thúc đẩy sự hình thành H2SO4. b.Ngăn cản sự hình thành H2SO4. c.Thúc đẩy nhanh quá trình phân giải chất hữu cơ trong đất. d.Làm mềm đất.

Câu 27.Chọn câu sai:

a.Phân hoá học chứa ít nguyên tố dinh dưỡng hơn phân hữu cơ. b.Phân hữu cơ phát huy tác dụng chậm hơn phân hoá học. c.Bón phân hữu cơ nhiều và liên tục không làm hại đất.

d.Phân hoá học chứa hầu hết các nguyên tố vi lượng cần thiết. Câu 28.Phân VSV phân giải chất hữu cơ được sử dụng bằng cách: a.Bón trực tiếp vào đất. b.Trộn với hạt trước khi gieo. c.Tẩm vào rễ trước khi trồng. d.Cả a, b và c.

Câu 29.Phân hoá học:

a.Có thể pha loãng để phun lên lá. b.Thường dùng để bón lót.

c.Có tác dụng làm tăng lượng mùn cho đất. d.Có thể bón một lần với số lượng lớn. Câu 30. Hỗn hợp gồm phân, nước giải súc vật, rơm, rác,… được gọi là: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

a.Phân chuồng. b.Phân bắc. c.Phân xanh. d.Phân rác. Tuần thứ XIII: từ 26/11/07 đến 01/12/07

Ngày soạn: 25/11/07

Bài 15+17. ĐIỀU KIỆN PHÁT SINH, PHÁT TRIỂN CỦA SÂU, BỆNH HẠI VÀ PHÒNG TRỪ TỔNG HỢP DỊCH HẠI CÂY TRỒNG

(Tiết 13). I.Mục tiêu:

-Hiểu được những điều kiện phát sinh, phát triển của sâu, bệnh hại cây trồng. -Hiểu được thế nào là phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng.

-Hiểu được nguyên lý cơ bản và các biện pháp chủ yếu sử dụng trong phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng.

2.Kỹ năng:

-Biết vận dụng kiến thức bài học vào thực tế phòng trừ dịch hại. -Rèn luyện kỹ năng quan sát, phân tích, so sánh.

3.Thái độ:

Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường, có ý thức phòng trừ dịch hại theo hướng nông nghiệp bền vững.

II.Phương tiện:

-Một số tranh ảnh về sự tàn phá của sâu-bênh hại trên đồng ruộng. -Một số tranh ảnh về các loài thiên địch.

-Phiếu học tập.

III.Phương pháp:

-Vấn đáp tìm tòi. -Trực quan tìm tòi. -Thảo luận nhóm.

IV.Tiến trình bài giảng: 1.Ổn định tổ chức: (1 phút).

2.Giới thiệu bài học: (2 phút).

3.Nội dung bài mới:(38 phút).

Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung

GV giúp HS phân biệt sâu hại và bệnh hại, sau đó đặt câu hỏi:

-Các yếu tố nào ảnh hưởng đến sự phát sinh, phát triển của sâu, bệnh hại cây trồng?

GV nêu câu hỏi để HS thảo luận:

-Sâu-bệnh hại xuất hiện trên đồng ruộng từ những nguồn nào?

-Sâu-bệnh gây hại như thế nào đến đời sống cây trồng?

GV theo dõi hoạt động nhóm của HS,

HS lắng nghe.

HS đọc những thông tin trong SGK để trả lời. Cần nêu được các yếu tố: nguồn sâu-bệnh hại, điều kiện khí hậu-đất đai, giống cây trồng và chế độ chăm sóc.

HS n/c SGK, thảo luận và cử đại diện nhóm trình bày. Cần nêu được: Sâu, bệnh phá hoại cây trồng, làm giảm năng suất, chất lượng nông phẩm: ăn lá, rễ, hút nhựa,…, tiết các chất làm rối loạn hoạt động sống của tế bào…

I.Điều kiện phát sinh, phát triển của sâu, bệnh hại cây trồng:

Sự phát sinh, phát triển của sâu, bệnh hại cây trồng phụ thuộc vào: nguồn sâu-bệnh hại, điều kiện khí hậu-đất đai, giống cây trồng và chế độ chăm sóc. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1.Nguồn sâu, bênh hại:

-Sâu bệnh hại xuất hiện trên đồng ruộng từ 2 nguồn chính: +Nguồn sâu bệnh hại có sẵn trên đồng ruộng.

+Sử dụng hạt giống, cây con bị nhiễm sâu, bệnh.

nhận xét và bổ sung.

-Để ngăn chặn sự phát triển của sâu- bệnh gây hại cần áp dụng những biện pháp nào?

GV nêu câu hỏi:

-Nhiệt độ môi trường ảnh hưởng như thế nào đến sự phát sinh, phát triển của sâu, bệnh?

GV bổ sung: Sâu hại là ĐV biến nhiệt nên chịu sự ảnh hưởng rất lớn của nhiệt độ môi trường. Ví dụ: ở sâu cắn gié: +19-23oC: đẻ trứng nhiều.

+30oC: sức đẻ kém.

+35oC: không thể đẻ được.

-Độ ẩm không khí và lượng mưa ảnh hưởng như thế nào đến sự phát sinh, phát triển của sâu-bệnh? Cho ví dụ minh họa?

-Cho ví dụ minh họa sự ảnh hưởng của điều kiện đất đai đến sự phát sinh, phát triển của sâu, bệnh?

GV nêu câu hỏi để HS thảo luận:

-Giống cây trồng ảnh hưởng như thế nào đến sự phát sinh, phát triển của sâu, bệnh?

-Ngoài việc tránh sử dụng giống bị nhiễm sâu-bệnh cần chú ý điều gì trong khâu sử dụng giống?

-Để hạn chế sâu, bệnh phát sinh, phát triển, trong chế độ chăm sóc cần chú ý điều gì?

GV theo dõi hoạt động nhóm của HS, nhận xét câu trả lời của các nhóm, bổ

HS liên hệ với thực tế địa phương để trả lời.

.HS n/c SGK để trả lời.

HS chú ý theo dõi, qua đó tự rút ra ý chính.

HS n/c SGK để trả lời. Có thể nêu được: mỗi loại côn trùng chỉ thích hợp trong một khoảng độ ẩm nhất định. Độ ẩm cũng ảnh hưởng rất lớn đến tốc độ và tỷ lệ nảy mầm của các lọai bào tử. HS n.c SGK kết hợp với kiến thức thực tế trả lời.

HS n/c SGK, thảo luận nhóm, sau đó cử đại diện nhóm trình bày. Các nhóm khác nhận xét và bổ sung. →nên chọn các giống cây trồng có sức đề kháng cao. →cần chăm sóc đúng kỹ thuật để nâng cao sức đề kháng của cây trồng đ.với sâu, bệnh.

-Các biện pháp ngăn ngừa sâu bệnh phát triển: làm đất (cày, bừa,…), ngâm đất, phơi đất, vệ sinh đồng ruộng, xử lý và sử dụng giống cây trồng sạch bệnh,…

2.Điều kiện khí hậu, đất đai: a.Nhiệt độ môi trường:

Ảnh hưởng mạnh đến sự phát sinh, phát triển của sâu, bệnh. Mỗi một loại sâu hại ST-PT tốt trong 1 giới hạn to thích hợp, ngoài giới hạn đó chúng ngừng hoạt động hoặc chết. b.Độ ẩm không khí và lượng mưa: A.hưởng trực tiếp đến sự phát sinh, phát triển của côn trùng, ngoài ra còn a.hưởng gián tiếp đến sự phát sinh, phát triển thông qua ảnh hưởng đến nguồn thức ăn của chúng.

c.Điều kiện đất đai:

Ảnh hưởng gián tiếp đến sự phát sinh, phát triển của sâu, bệnh thông qua cây trồng.

3.Điều kiện về giống cây trồng và chế độ chăm sóc:

-Nếu sử dụng giống cây trồng bị nhiễm sâu, bệnh sẽ tạo điều kiện cho sâu, bệnh lây lan và phát triển. Sdụng giống có sức đề kháng cao sẽ hạn chế sâu bệnh phát triển.

sung và hoàn chỉnh. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

GV:-Điều kiện để sâu, bệnh phát triển thành dịch là gì?

-Vậy cần phải làm gì để dập tắt ổ dịch, tránh sự lây lan trên diện rộng? Hãy liên hệ với thực tế ở địa phương?

GV cho HS thảo luận các câu hỏi sau đây:

-Thế nào là phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng ?

-Vì sao phải phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng ?

-Theo em, phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng có phải là 1 qui trình có sẵn và chung cho mọi trường hợp không?

GV yêu cầu HS n.c SGK.

-Hãy nêu và phân tích ý nghĩa của các nguyên lí cơ bản phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng?

GV theo dõi hoạt động nhóm của HS, nhận xét các câu trả lời của các nhóm, sau đó hoàn chỉnh.

GV:chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu các nhóm thảo luận và hoàn thành PHT sau: Nêu tác dụng của biện pháp kĩ

HS n.c SGK trả lời. Yêu cầu nêu được 2 đk:

+Phải có ổ dịch. +Có những đk thuận lợi cho ổ dịch phát triển mạnh: thức ăn đầy đủ, to, độ ẩm thích hợp. HS n.c SGK, thảo luận nhanh để trả lời. HS suy nghĩ độc lập để trả lời, có thể nêu được: phòng trừ THDHCT không phải là 1 q.trình có sẵn mà sẽ thay đổi tùy theo từng điều kiện cụ thể. HS n.c SGK, thảo luận nhóm và cử đại diện trình bày trước lớp. Các nhóm khác bổ sung. Các nhóm thảo luận để đúng kỹ thuật→ sức đề kháng cao→ hạn chế sự phát triển của sâu, bệnh.

4.Điều kiện để sâu, bệnh phát triển thành dịch:

-Nếu gặp các điều kiện thuận lợi: thức ăn đầy đủ, nhiệt độ, độ ẩm thích hợp, sâu-bệnh sẽ phát triển rất nhanh tạo thành dịch.

-Nếu phát hiện và diệt trừ kịp thời, ổ dịch sẽ bị dập tắt. II.Phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng: 1.Khái niệm: -Là sử dụng phối hợp các biện pháp phòng trừ dịch hại cây trồng 1 cách hợp lí.

-Ý nghĩa: mỗi biện pháp phòng trừ đếu có ưu điểm và nhược điểm nhất định→ cần sử dụng phối hợp để phát huy ưu điểm, khắc phục nhược điểm của các biện pháp. 2.Nguyên lí cơ bản phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng: 1.Trồng cây khoẻ. 2.Bảo tồn thiên địch để khống chế sâu bệnh.

3.Thăm đồng thường xuyên để phát hiện sâu bệnh kịp thời. 4.Bồi dưỡng kiến thức bảo vệ thực vật cho nông dân.

3.Biện pháp chủ yếu của phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng:

thuật trong phòng trừ sâu bệnh.

Biện pháp T.dụng

-Cày bừa

-Vệ sinh đồng ruộng.

-Tưới tiêu, bón phân hợp lí.

-Luân canh cây trồng. -Gieo trồng đúng thời vụ. ? ? ? ? ?

GV theo dõi các nhóm hoạt động, sau đó giới thiệu PHT hoàn chỉnh, qua đó HS tự đánh giá được kết quả của nhóm mình.

-Trình bày nội dung và tác dụng của biện pháp sinh học?

-Để góp phần thực hiện tốt biện pháp sinh học, chúng ta cần phải làm gì ? GV giới thiệu thêm các loài thiên địch kết hợp cho HS quan sát các tranh ảnh về 1 số loài thiên địch.

-Phân tích vai trò của việc sử dụng giống cây trồng chống chịu sâu bệnh trong việc phòng trừ dịch hại cây trồng?

GV giảng giải về phản ứng tự vệ của cây trồng đối với các loài sâu bệnh, giới thiệu một số giống cây trồng kháng bệnh như lúa N203,P6, hoặc ngô lai LVN4,….

GV đặt câu hỏi để chuyển ý: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

-Khi sâu, bệnh phát triển mạnh người ta thường s.dụng b.pháp gì?

-Thế nào là biện pháp hoá học ?

-Khi sử dụng biện pháp hóa học, chúng ta cần chú ý điều gì? Vì sao?

-Khi nào thì nên sử dụng biện pháp hoá học ?

GV lưu ý cho HS về vấn đề ô nhiễm môi trường, phá vỡ cân bằng sinh thái,

hoàn thành PHT, sau đó đại diện của 4 nhóm sẽ trình bày trước lớp. HS đọc SGK và trả lời các câu hỏi. HS suy nghĩ độc lập để trả lời. HS tập trung lắng nghe. HS liên hệ kiến thức thực tế để trả lời. HS nc SGK, thảo luận nhanh để trả lời. HS tập trung lắng nghe.

a.Biện pháp kĩ thuật: cày bừa, tiêu huỷ tàn dư cây trồng, tưới tiêu, bón phân hợp lí, luân canh cây trồng, gieo trồng đúng thời vụ….đây là biện pháp chủ yếu nhất.

b.Biện pháp sinh học:

Là biện pháp sử dụng sinh vật hoặc sản phẩm của chúng để ngăn chặn, làm giảm thiệt hại do sâu bệnh gây ra. Đây là biện pháp tiên tiến nhất. VD:ong mắt đỏ, bọ ba khoang,

Một phần của tài liệu Giao an Cong nghe (Trang 31 - 39)