trường thạch (PGA)
Tốc độ tăng trưởng hệ sợi nấm Bào ngư Nhật dòng thuần được nuôi cấy trên môi trường thuần khiết PGA ở điều kiện nhiệt độ 27 ± 20C. Kết quả khảo sát dẫn ra ở bảng 9.
Bảng 9. Tốc độ sinh trưởng hệ sợi nấm Bào ngư P. abalonus trên môi trường thạch PGA
Loài Thời gian Chiều dài hệ sợi nấm
(mm) Tốc độ tăng trưởng (µm/h) P. abalonus 8 ngày 14 ngày 17 ngày 19 ngày 21 ngày 26 ngày 26,52 ± 0,83 47,02 ± 0,41 62,02 ± 0,39 53,01 ± 0,16 83,01 ± 0,15 103,2 ± 0,19 (lan kín) 215,42
Đồ thị 1: Tốc độ tăng trưởng của hệ sợi nấm bào ngư Nhật trên môi trường thạch PGA
0 20 40 60 80 100 120 Chiều dài hệ sợi nấm (mm) 8 14 17 19 21 26
Thời gian (Ngày)
P.abalonus 8 14 17 19 21 26
Từ bảng 9 tính được tốc độ lan trung bình của tơ nấm trên môi trường thạch: - Trong 6 ngày ( từ ngày thứ 8 đến ngày thứ 14): 3,41 mm/ngày
- Trong 3 ngày ( từ ngày thứ 14 đến ngày thứ 17): 5 mm/ngày - Trong 2 ngày ( từ ngày thứ 17 đến ngày thứ 19 ): 5 mm/ngày - Trong 2 ngày ( từ ngày thứ 19 đến ngày thứ 21 ): 5,5 mm/ngày
- Trong 5 ngày ( từ ngày thứ 21 đến ngày thứ 26 ): 4 mm/ngày Nhận xét:
Sau 3 ngày đầu kể từ khi cấy giống, mẫu cấy chưa bung sợi do chúng vừa bị tổn thương và chưa thích ứng ngay được với môi trường mới. Đến ngày thứ 4 - 5 các mẫu cấy đồng loạt bung sợi tuy nhiên các sợi nấm chưa bám vào bề mặt của môi trường, sau ngày thứ 5 đến hết ngày thứ 6, sợi nấm tiếp tục phát triển và ăn sâu xuống bề mặt của môi trường, tới ngày thứ 8 sợi nấm đã lan được 26,52 mm. Về hình thái, sợi nấm rất mảnh và thưa, màu trắng lợt, có hiện tượng có các sợi nấm vươn dài ra phía trước, phân nhánh.
Đến ngày 14 sợi nấm lan ra thêm được một khoảng 47 mm. Tốc độ lan trung bình của tơ nấm trong 6 ngày (từ ngày thứ 8 đến ngày thứ 14) là 3,41 mm/ngày. Khi đến 17 ngày tuổi, chiều dài của sợi nấm là 62 mm. Chỉ trong 3 ngày (từ ngày thứ 14 đến ngày thứ 17) tốc độ lan trung bình của tơ nấm đã tăng rất nhanh là 5 mm/ngày.
Tổ chức của sợi nấm chặt chẽ hơn khi sợi nấm đạt độ tuổi 19 ngày, bề mặt khuẩn lạc có màu trắng ngà, ít có sự phân hóa tổ chức sợi nấm như trước, tơ nấm vươn mạnh ra phía trước, và xuất hiện các gai nhọn mang dịch nước đen (hình 21). Bên trong dịch nước này là các bào tử vô tính (oidium). Lúc này chiều dài sợi nấm là 72 mm. Tốc độ lan trung bình của tơ nấm trong 2 ngày (từ ngày thứ 17 đến ngày thứ 19) là 5 mm/ngày.
Tiếp tục theo dõi đến ngày 21, sợi nấm lan nhanh nhất, thể hiện ở tốc độ lan trung bình của tơ nấm trong 2 ngày (từ ngày thứ 19 đến ngày thứ 21) là 5,5 mm/ngày. Còn khi đến ngày 26 thì tơ nấm đã lan đầy ống nghiệm. Tốc độ lan trung bình của tơ nấm trong 5 ngày (từ ngày thứ 21 đến ngày thứ 26) đã giảm còn 4 mm/ngày.
Vì vậy nên dùng giống cấp một tại thời điểm là ngày thứ 21 để cấy chuyền làm giống cấp hai là tốt nhất.
Cần chú ý rằng nấm phát triển trong pha sợi rất kỵ ánh sáng, và tính chất này thể hiện đặc biệt rõ khi cho các bình tam giác có sợi nấm phát triển ra ngoài ánh sáng (đặc biệt là ánh sáng trực tiếp từ mặt trời) thì sợi nấm ngả vàng rất nhanh, đây là một hình thức tự bảo vệ của sợi nấm trước các bức xạ của ánh sáng mặt trời. Nên khi nhân giống nấm bào ngư Nhật trên môi trường PGA cải tiến thì phải tuyệt đối để trong môi trường có ánh sáng khuếch tán nhẹ. Như vậy sợi tơ nấm sẽ phát triển tốt trên môi trường PGA cải tiến
Tốc độ tăng trưởng hệ sợi trung bình đạt 215,42 µm/h. So sánh với kết quả nghiên cứu tốc độ lan tơ trên loài nấm bào ngư Nhật P. eryngii của Lê Xuân Thám và cộng sự (2002) cho thấy ở nhiệt độ mát 25 ± 20C tốc độ lan tơ trung bình đạt tới 272,73 µm/h. Như vậy, so sánh tốc độ tăng trưởng của 2 loài nấm bào ngư Nhật P.
abalonus và P. eryngii thì tốc độ lan tơ của P.abalonus chậm hơn điều này có thể
do sự khác biệt về loài vì P. eryngii là loài nấm ôn đới ưa mát.
Hình 22: Tơ nấm bào ngư nhật trên môi trường thạch PGA a1 ,a2, a3, a4 : Tơ nấm sau 3 ngày, 5 ngày, 7 ngày, 11 ngày nuôi cấy. b1, b2 : Tơ nấm sau 8 ngày và 15 ngày nuôi cấy