cách chặt chẽ và hiệu quả
Phân công cán bộ thẩm định phụ trách khách hàng theo từng lĩnh vực kinh doanh nhất định.
Các dự án đưa đến ngân hàng xin vay vốn rất đa dạng thuộc mọi ngành nghề khác nhau mà ngành nghề kinh doanh khác nhau sẽ dẫn đến sự khác nhau về chu kỳ kinh doanh, về triển vọng tăng trưởng, về mức vốn đầu tư, cơ cấu chi phí, khảnăng sinh
lời, khảnăng cạnh tranh, sản phẩm thay thế… Một cán bộ tín dụng không thểđồng thời am hiểu về tất cả các dự án thuộc mọi ngành nghề kinh doanh được nên chỉ
phân công một cán bộ tín dụng phụ trách một hoặc một số ngành nghề kinh doanh nhất định để từđó cán bộ tín dụng sẽcó điều kiện đi sâu tìm hiểu các vấn đề có liên
quan như các chính sách kinh tế, hệ thống pháp luật, thịtrường, tình hình hoạt động, các tiêu chuẩn, định mức kỹ thuật… Do đó, khi có dự án thuộc lĩnh vực mà mình phụ trách xin vay vốn, cán bộ tín dụng sẽ dễ dàng thu thập và thẩm định các thông tin cần thiết đểđưa ra quyết định cho vay đúng đắn nhất. Việc phân công cán bộ tín dụng quản lý lĩnh vực nào nên căn cứ vào chuyên môn, kinh nghiệm hoặc có thể là sự quen thuộc với lĩnh vực hoạt động đó của cán bộ tín dụng. Tuy nhiên, trong ngân hàng cũng phải có sự trao đổi kinh nghiệm cũng như hiểu biết của mình cho đồng nghiệp
Thu thập và nâng cao chất lượng các nguồn thông tin phục vụ cho công tác thẩm định.
Trong thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay, thông tin được sử dụng như một nguồn lực, một loại vũ khí trong môi trường cạnh tranh. Các tổ chức kinh tế nói chung, các ngân hàng nói riêng phải sử dụng thông tin ngày càng nhiều để tăng năng lực, tăng hiệu quả trong hoạt động, đem lại lợi ích cho nền kinh tế cũng như
cho bản thân ngân hàng.
Trong công tác thẩm định tài chính dự án thì thông tin luôn đóng vai trò quyết định
đến chất lượng thẩm định. Thông tin cung cấp chính xác, kịp thời thì sẽ giúp cho hiệu quả thẩm định cao hơn, hạn chế rủi ro có thể xảy ra, còn thông tin không cập nhật, thiếu chính xác sẽ làm cho quyết định cho vay ngân hàng bị hạn chế. Trong quá trình thẩm định tài chính dự án ngân hàng có thể thu nhập thông tin từ nhiều nguồn khác nhau. Nhưng để có được những thông tin cần thiết, chính xác là điều mà rất nhiều ngân hàng đang gặp phải hiện nay, để giải quyết vấn đề này có một số
giải quyết như:
+ Đối với nguồn thông tin do khách hàng cung cấp: Đểcác thông tin này được
đầy đủ theo yêu cầu, Chi nhánh nên có một văn bản chính thức liệt kê các hồ sơ,
thông tin cần thiết mà khách hàng cung cấp về chủ đầu tư cũng như về dự án. Có
như vậy thông tin mà khách hàng cung cấp sẽ không phải bổ sung nhiều lần và cán bộ tín dụng có thể bắt tay vào việc thẩm định. Các báo cáo tài chính là thông tin cơ
bản để ngân hàng đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp vay vốn. Tuy nhiên, hiện nay độ tin cậy của các báo cáo tài chính này chưa cao, đặc biệt là khu vực ngoài quốc doanh. Vì vậy, đòi hỏi cán bộ tín dụng phải kiểm tra độ chính xác của các thông tin trong báo cáo tài chính. Để làm được điều này cán bộ tín dụng phải xuống tận cơ sở sản xuất kinh doanh của khách hàng để có thểcó được những thông tin từ tình hình thực tế, kiểm tra các hóa đơn chứng từ và đối chiếu với thông tin từ các nguồn khác. Chi nhánh cũng có thể yêu cầu các đơn vị xin vay phải thuê các Công ty kiểm toán độc lập chứng nhận tính trung thực, chính xác của các thông tin mà họ cung cấp.
+ Đối với thông tin từ hồ sơ sổ sách của ngân hàng: Chi nhánh nên thành lập một bộ phận chuyên phụ trách thu thập, lưu trữ thông tin và đánh giá khách hàng
một cách có hệ thống. Thông tin thu thập có thể là những thông tin về khách hàng, ngành nghề sản xuất kinh doanh, thông tin về thị trường, các chính sách vĩ mô của Chính phủ, thông tin về công nghệ… Đối với những khách hàng có quan hệ lâu dài với Chi nhánh cần lưu giữ thông tin từ các lần vay trước để khi cần cán bộ tín dụng
có thể sử dụng một cách thuận tiện. Công việc lưu trữ, đánh giá khách hàng cần tiến
hành thường xuyên và phân loại theo các tiêu chí khác nhau để dễ tra cứu. Có thể
phân công riêng một cán bộ có trình độ nghiệp vụ, sử dụng thành thạo máy tính, biết ngoại ngữvà được đào tạo về thu thập và xửlý thông tin để phụ trách việc này. Các cán bộ khác có trách nhiệm hỗ trợ thêm.
+ Đối với các nguồn thông tin khác: Các cán bộ tín dụng nên điều tra thông tin về khách hàng thông qua bạn hàng và các đối thủ cạnh tranh. Nguồn thông tin này có thể là không chính thức nhưng nhiều khi lại cho thấy những khía cạnh rất khác biệt về khách hàng mà không một nguồn thông tin nào có thể cung cấp, ví dụ như
uy tín của khách hàng trên thịtrường, phong cách làm việc của khách hàng… Ngân hàng cũng nên khai thác, tham khảo thêm các thông tin từ Trung tâm thông tin tín dụng của NHNN. Ngoài ra, cán bộ tín dụng còn phải thường xuyên tìm hiểu các thông tin vĩ mô, thông tin về kinh tế xã hội, thị trường, định hướng phát triển của các ngành kinh tế… thông qua sách báo, Internet, các phương tiện thông tin đại chúng khác, các bộ ngành để có một cái nhìn tổng quan về nền kinh tế giúp cho công tác thẩm định..
Không ngừng đào tạo, nâng cao trình độ cán bộ thẩm định
Đối với hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động thẩm định tài chính dựán đầu
tư nói riêng thì con người hay chính xác là đội ngũ cán bộ thẩm định là nhân tố
trung tâm, có vai trò quyết định. Do đó, để nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư, ngân hàng cần có sựquan tâm đầu tư thường xuyên để xây dựng một
đội ngũ cán bộ tín dụng đủ về số lượng để đáp ứng những đòi hỏi ngày càng khó
khăn của công việc. Cụ thể bên cạnh sự nỗ lực của bản thân từng cán bộ, Chi nhánh Nam Hà Nội cũng cần tạo điều kiện cho CBTĐ nâng cao trình độ và sâu sát thực tế,
thường xuyên tổ chức các đợt tập huấn, đào tạo để bổ sung, cập nhật kiến thức, mời các chuyên gia thuộc các lĩnh vực khác nhau về nói chuyện, trao đổi, tổ chức thi kiểm tra nghiệp vụ định kỳ; tổ chức cho cán bộ đi tập huấn hoặc học tập tại nước ngoài… Chi nhánh cần hoạch định một kế hoạch đào tạo cán bộ lâu dài, đáp ứng yêu cầu kinh doanh trong thời gian tới. Bên cạnh đó, để hạn chế những hành vi tiêu cực trong hoạt động thẩm định, Chi nhánh cũng cần quan tâm bồi dưỡng đạo đức, nâng cao tinh thần trách nhiệm, nâng cao đời sống vật chất cho cán bộ, gắn trách nhiệm với quyền lợi và quy định rõ ràng về chế độ khen thưởng để động viên kịp thời cán bộ trong công tác của mình.
Tăng cường củng cố trang thiết bị hiện đại phục vụ cho công tác thẩm định.
ứng dụng công nghệ thông tin vào các quy trình nghiệp vụ ngân hàng là một yếu tố
rất quan trọng, ảnh hưởng đến sự thành công của một ngân hàng trong giai đoạn hiện nay. Nếu quy trình tín dụng và thẩm định của ngân hàng được hỗ trợ bằng
chương trình phần mềm như phần mềm tính toán theo các tiêu chuẩn thẩm định, các chỉ số tài chính phức tạp… thì tốc độ xử lý thông tin sẽ tăng lên nhiều lần, giảm
được nhiều sai sót so với việc xử lý, ghi chép thông tin bằng tay; giảm được chi phí về nhân công và giấy tờ; giúp lưu trữ và tra cứu các thông tin phục vụ việc ra quyết
định kinh doanh và ngăn ngừa rủi ro một cách chính xác, kịp thời. Để có thể nhanh chóng hiện đại hóa hệ thống thông tin, ngân hàng nên ưu tiên đầu tư công nghệ
thông tin nhằm tựđộng hóa trong hệ thống thanh toán tại ngân hàng.
3.3. Một số kiến nghị
3.3.1. Kiến nghịđối với Chính Phủ, các Bộ, Ngành có liên quan
Hoàn thiện chếđộ kiểm toán
Các báo cáo tài chính là thông tin quan trọng nhất trong hoạt động thẩm định. Các báo cáo tài chính lại do chính khách hàng lập để xin vay vốn nên không thể thoát khỏi ý muốn chủ quan vì muốn vay được tiền nên lập báo cáo sai lệch với thực tế.
Điều này gây hậu quả rất nghiêm trọng vì có thể dẫn đến quyết định cho vay sai lầm, cho vay đối với doanh nghiệp không đủ khả năng tài chính thực hiện dự án. Việc kiểm tra tính chính xác của báo cáo tài chính, đặc biệt đối với các khách hàng mới chưa có quan hệ với ngân hàng, là điều rất khó khăn và mất rất nhiều thời gian. Vì vậy, đểđảm bảo tính tin cậy, các báo cáo tài chính của doanh nghiệp phải được kiểm toán. Hiện nay Bộ Tài chính đã có pháp lệnh yêu cầu các doanh nghiệp phải nộp các báo cáo tài chính bắt buộc và thực hiện kiểm toán bắt buộc. Nhưng thực tế
có rất nhiều doanh nghiệp không chấp hành, đặc biệt là khu vực kinh tế ngoài quốc
doanh. Do đó, đề nghị Bộ Tài chính phải có những biện pháp nghiêm khắc hơn để
buộc các doanh nghiệp phải thực hiện đúng quy định. Cần đưa thêm báo cáo lưu
chuyển tiền tệ vào hệ thống báo cáo tài chính bắt buộc.
Đề nghị chính phủ và các cơ quan chức năng hoàn thiện hệ thống pháp luật tạo cơ
sở pháp lý cho hoạt động kiểm toán. Cần có luật quy định rõ trách nhiệm của các công ty kiểm toán đối với các nhận xét đưa ra của mình và các biện pháp xử lý khi có vi phạm để nâng cao hiệu quả của công tác kiểm toán. Có các chính sách khuyến
khích hoạt động đối với các Công ty kiểm toán độc lập để có thêm nhiều công ty mới được thành lập, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận với các công ty kiểm toán, thuận lợi cho các doanh nghiệp thực hiện nghiêm chỉnh chếđộ kiểm toán bắt buộc.
Hoàn thiện hệ thống các định mức kinh tế kỹ thuật, các chỉ tiêu hiệu quả
kinh tế
Đề nghị các cấp Bộ, ngành cùng phối hợp để xây dựng các định mức thông số kỹ
thuật của từng ngành, các lĩnh vực kinh doanh để làm cơ sở cho việc so sánh các hiệu quả của dựán được sát hơn như định mức tiêu hao nhiên liệu, điện năng, vật tư
cho từng trang thiết bị ...
Về việc phê duyệt và thẩm định dựán đầu tư
Đề nghị các Bộ, Ngành cần phối hợp chặt chẽ trong việc thẩm định và phê duyệt dự án đầu tư. Các Bộ, các Tổng công ty, Sở, UBND Thành phố khi xem xét phê duyệt dự án đầu tư cho các doanh nghiệp cần phân tích kĩ lưỡng mọi mặt của dự án để tránh tình trạng chỉxem xét sơ qua sau đó phê duyệt dự án mang tính hình thức, không tập trung và không mang tính khả thi để Ngân hàng mất nhiều thời gian thẩm định điều tra nhưng kết quả là không cho vay được vì dự án không có tính hiệu quả kinh tế. Nếu cơ quan phê duyệt dựán đầu tư có trách nhiệm về việc nhận định hiệu quả của dự án thì sẽlà cơ sởđể Cán bộ thẩm định yên tâm hơn khi
thẩm định tính khả thi của dự án.
3.3.2. Kiến nghịđối với Ngân hàng nhà nước
Hỗ trợcông tác đào tạo cho các NHTM
Đào tạo, nâng cao trình độ cán bộ là yêu cầu tất yếu đối với các NHTM. Bên cạnh nhiệm vụ của mỗi NHTM trong việc đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ của mình, rất cần sự quan tâm từ phía NHNN. Để hỗ trợ đào tạo cho các NHTM, NHNN có thể mở các lớp đào tạo, tập huấn cho cán bộ của Ngành. Nên chú trọng kỹ năng thực hành bằng các chương trình phần mềm thẩm định (Excel, Rish Master…) trực tiếp trên máy vi tính với những ví dụ thực tế. Cụ thểhơn là phương
pháp truyền đạt một chiều sẽ không kích thích được tính tích cực chủ động và
không đạt được mục tiêu trang bị kỹ năng thực hành cho cán bộ, là những người
đang làm công tác thực tế. Các lớp học, chương trình tập huấn do NHNN tổ chức nên tuyển chọn những cán bộ đã trang bị hoặc đã có tích lũy kiến thức cơ bản về
thẩm định, có khả năng tiếp thu và hướng dẫn lại nghiệp vụ về cơ quan công tác để
công tác đào tạo, bồi dưỡng đạt hiệu quả cao hơn và tiết kiệm chi phí cho NHNN cũng như các NHTM.
Nâng cao hiệu quả hoạt động của Trung tâm thông tin tín dụng (CIC).
Trong thời gian qua, Trung tâm thông tin tín dụng cũng đã góp phần nào phục vụ
cho hoạt động thẩm định của các NHTM thông qua việc cung cấp các thông tin tín dụng. Tuy nhiên, hoạt động của Trung tâm còn rất nhiều hạn chế. Việc cung cấp thông tin từcác NHTM chưa đáp ứng được yêu cầu hoặc là không đầy đủ chính xác (một số NHTM vẫn chưa báo cáo hết số khách hàng đang có dư nợ từ 50 triệu đồng trở lên, một số ngân hàng mới chỉ báo cáo khách hàng là doanh nghiệp, chưa báo cáo khách hàng là tư nhân, cá thể…) hoặc không thường xuyên báo cáo theo định kỳquy định. Mặt khác, ngay tại trung tâm cũng chưa có bộ phận chuyên phân tích
các thông tin đã được cung cấp để chủđộng phản hồi lại cho các NHTM những vấn
đề cần lưu ý. Bản thân NHTM chưa thật sự chú trọng khai thác sử dụng thông tin trong hoạt động thẩm định, ngược lại khi cần khai thác thông tin từ CIC cũng chưa được dễdàng, đầy đủ theo yêu cầu.
Để nâng cao hiệu quả hoạt động của CIC, NHNN cần hoàn thiện cơ chế nghiệp vụ
thông tin tín dụng nhằm nâng cao hiệu quả của thông tin tín dụng để cung cấp cho các NHTM. Chuẩn hóa nội dung thông tin và ứng dụng triệt để công nghệ tin học
để nâng cao chất lượng thu thập, cung cấp và khai thác thông tin.
Quy định chặt chẽ kỷ luật cung cấp thông tin tín dụng của các NHTM về CIC, áp dụng các chế tài bắt buộc để thúc đẩy các ngân hàng quan tâm đầy đủ về nội dung và thời gian cung cấp tin, chẳng hạn ngân hàng nào chấp hành không tốt có thể nâng cao dự trữ bắt buộc hoặc tăng lãi suất tái cấp vốn và lãi suất chiết khấu…
Quy định bắt buộc phải khai thác thông tin từ CIC khi thẩm định cho vay đối với khách hàng quan hệ vay vốn tại nhiều ngân hàng.
CIC phải nâng cao chất lượng phân tích thông tin tổng hợp được và phải chú trọng phản hồi cho các NHTM những vấn đề cần chú ý đến các doanh nghiệp đang và sẽ
là khách hàng của họ.
Mở rộng phạm vi cung cấp thông tin của CIC, không những cung cấp thông tin tín dụng mà còn có thể cung cấp các thông tin về kinh tế phục vụ cho hoạt động thẩm
định vì CIC thuận lợi hơn các NHTM trong việc hợp đồng và hợp tác với các cơ
3.3.3. Kiến nghị với NHNo & PTNT Việt Nam
Trung tâm công nghệ thông tin NHNo&PTNT Việt Nam nghiên cứu triển khai một số phần mềm tin học ứng dụng trong công tác thẩm định.
Trong những năm qua, Trung tâm công nghệthông tin đã đưa nhiều phần mềm tin học ứng dụng vào hoạt động của Chi nhánh như chương trình giao dịch trực tiếp,