Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Báo cáo tốt nghiệp: “ Nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay của Ngân hàng NNo&PTNT Nam Hà nội ” ppt (Trang 42 - 46)

Bên cạnh những thành công đã đạt được trong công tác thẩm định, ngân hàng còn có nhiều mặt hạn chế cần khắc phục.

- Ngân hàng NNo&PTNT Việt Nam thành lập năm 1988 theo nghị định số

năm so với lịch sử hình thành với Ngân hàng Đầu tư Phát triển Việt nam (47 năm)

và Ngân hàng Ngoại Thương Việt nam (41 năm) thì còn rất ngắn ngủi. Mặt khác, hoạt động của NHNNo& PTNT chủ yếu đi vào lĩnh vực nông nghiệp nhằm thực hiện mục tiêu phát triển đẩy nhanh Công nghiệp hóa- Hiện đại hóa Nông nghiệp, Nông thôn theo tinh thần NQTƯ 5 khóa IX, do đó trong việc thẩm định tài chính dự án đầu tư các ngành khác thì gặp không ít khó khăn.

- Đánh giá tình hình tài chính của dự án trong điều kiện rủi ro chưa được thực hiện. Mặc dù trong một số báo cáo thẩm định đã đưa chỉtiêu đánh giá hiệu quả tài chính của dựán trong điều kiện rủi ro như phân tích độ nhạy ... những việc phân tích này chỉ mới dựa trên sự giả thiết chủ quan sựthay đổi các nhân tốảnh hưởng.

- Việc xác định tổng mức vốn đầu tư của dự án chưa chính xác. Có một thực tế là các chủđầu tư tính tổng mức vốn đầu tư lớn hơn thực tếnhưng đồng thời lại giảm chi phí xuống nhằm làm tăng doanh thu.

- Việc xác định doanh thu, chi phí, dòng tiền của dự án chưa sát với thực tế, phần lớn Chi nhánh thường chủ yếu xem xét thông qua hồsơ khách hàng gửi lên.

- Việc tính toán chưa được nhanh, trong các chỉ tiêu về tình hình tài chính doanh nghiệp thì Ngân hàng mới chỉtính đến các chỉ tiêu về khảnăng thanh toán mà chưa tính đến các chỉ tiêu khác đểđánh giá một cách toàn diện về tình hình doanh nghiệp và có thểtư vấn giúp doanh nghiệp.

Nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trên:

- Nguyên nhân chủquan: Đây là những nguyên nhân thuộc về nhân tố nội tại của NHNo&PTNT Nam Hà Nội vì vậy mà Ngân hàng có thể kiểm soát được.

+ Thông tin: Mặc dù cán bộ tín dụng thường xuyên cập nhật và xử lý thông tin về khách hàng không chỉ từ hồ sơ xin vay mà còn từ báo chí và các nguồn khác,

nhưng để lấy được thông tin nhanh chóng, chính xác đòi hỏi phải xây dựng một hệ

thống thông tin, cơ sở dữ liệu đầy đủ, đa dạng. Điều này chưa thể thực hiện được vì ngân hàng chỉ mới có những thông tin từ hồ sơ của dự án với những thông tin không đầy đủ và chính xác.

+ Con người: Cán bộ thẩm định của phòng tuy còn trẻ nhưng còn thiếu kinh nghiệm, còn các cán bộ tín dụng lâu năm thì thường gặp nhiều khó khăn trước những ứng dụng hiện đại về công nghệ thông tin. Nhìn chung lực lượng cán bộ do

chưa được trang bịđầy đủ kiến thức và chưa nhiều kinh nghiệm nên còn gặp nhiều

đó chưa có được một chương trình đào tạo, phát triển tổng thể, cơ bản cho đội ngũ

các bộ thẩm định, việc đào tạo hiện nay chỉ mới là tập huấn hoặc tựđào tạo.

+ Tính chuyên môn hoá trong công tác thẩm định dựán chưa cao: Cán bộ thẩm

định phải đảm nhiệm nhiều công việc một lúc như: vừa đi tìm kiếm khách hàng, vừa thu thập thông tin, vừa thẩm định, vừa giải ngân, vừa theo dõi khoản vay, vừa thu nợ. Điều đó làm cho công việc của họ không mang tính tập trung. Đồng thời nó làm cho hiệu quả công việc không cao. Cán bộ thẩm định do làm một lúc nhiều công việc nên không tránh khỏi những sai sót trong công việc. Hay cũng chính là làm ảnh hưởng đến chất lượng thẩm định dự án nói chung và thẩm định tài chính dự

án nói riêng.

+ Nội dung thẩm định chưa chặt chẽ: Nội dung thẩm định tuy được thống nhất

trong toàn ngành Ngân hàng nhưng vẫn còn nhiều hạn chế cần khắc phục. Trong các dự án dự tính doanh thu và chi phí, Ngân hàng thường dựa vào mức công suất dự kiến và giá bán dự kiến sau khi tham khảo tình hình tiêu thụ sản phẩm cùng loại,

định hướng của ngành, dự báo nhu cầu thịtrường. Vì vậy trên thực tế, không thể nói

là Ngân hàng đã có một kết quả dựtính chính xác được, nhất là trong nền kinh tế thị trường luôn luôn biến động khó lường trước. Ngân hàng chưa chú trọng đến tất các chỉtiêu tài chính đánh giá tình hình doanh nghiệp và cũng chưa đưa ra được các chỉ

tiêu chuẩn đối với từng ngành nghề.

+ ứng dụng tin học còn rất hạn chế khi đánh giá các dự án mà phải thông qua các chỉ tiêu phức tạp tạo nên sự thiếu chính xác cũng như kéo dài thời gian thẩm

định của một dự án.

- Nguyên nhân khách quan: Đây là những nguyên xuất phát từ những nhân tố bên ngoài, tự bản thân Ngân hàng không thể điều chỉnh được mà phải thích nghi, hạn chếvà đưa ra kiến nghị.

+ Hệ thống văn bản pháp luật còn nhiều bất cập: Hoạt động thẩm định nói riêng và hoạt động tín dụng nói chung liên quan chặt chẽ với các quy định của pháp luật

mà các văn bản về hoạt động tín dụng thì đang còn trong giai đoạn xây dựng và hoàn thiện nên còn nhiều vấn đề bất cập, chưa đầy đủ, còn chồng chéo lên nhau, thủ

tục còn rườm rà. Mặc dù trong tình hình hiện nay đã có nhiều đổi mới song cơ chế, chính sách quản lý đầu tư , tính ccong khai trong hoạt động của doanh nghiệp, về các quy định trong hoạt động tín dụng,…còn rất yếu. Điều đó làm cho công tác (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Hệ thống thông tin giữa các Ngân hàng chưa phát triển: Chất lượng thông tin phục vụ cho công tác thẩm định trong ngành ngân hàng chưa cao một phần là do

chưa có sự phối hợp hỗ trợ thông tin về khách hàng, về từng lĩnh vực ngành nghề

… một cách chặt chẽ giữa Ngân hàng nhà nước với các Ngân hàng thương mại cũng như giữa các Ngân hàng thương mại với nhau. Trung tâm thông tin tín dụng (CIC) trực thuộc Vụ tín dụng Ngân hàng nhà nước ra đời cách đây vài năm nhưng

cũng chưa thực hiện được đầy đủ vai trò của mình trong việc hỗ trợ các Ngân hàng.

Điều này làm giảm chất lượng thẩm định tài chính dự án ở nghành Ngân hàng nói chung và Ngân hàng No&PTNT Nam Hà Nội nói riêng.

+ Tình trạng thiếu trung thực và năng lực han chế của các chủ đầu tư; Trình độ

quản lý, kiến thức về pháp luật cung như trình độ về lập dự án của chủđầu tư còn yếu nên dẫn tới dự án thiếu chính xác, thiếu căn cứ khoa học đã gây không ít khó

khăn cho công tác thẩm định trong đó có thẩm định tài chính dự án. Ngoài ra, có những dự án có tính khảthi nhưng năng lực quản lý, điều hành dự án kém, việc sử

dụng vốn sai mục đích dẫn tới hậu quả là không thực hiện thành công. Đây là những

nguyên nhân đến chất lượng thẩm định tài chính dự án nói chung và thẩm định tài chính dựán nói riêng không được như mong muốn.

Chương 3

Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án Trong hoạt động cho vay của NHNo&PTNT Nam Hà Nội

Đối với ngân hàng, chất lượng, hiệu quả, an toàn trong hoạt động kinh doanh, đặc biệt là trong hoạt động tín dụng là điều kiện tồn tại và hội nhập. Điều đó chỉ có thể có được trước hết và bắt đầu từ công tác thẩm định tài chính dựán đầu tư. Vì vậy, công tác thẩm định tài chính dựán đầu tư phải được đặt đúng vị trí của nó, dưới sự

chỉđạo chặt chẽ, có cơ chế quy trình công nghệ toàn diện và đồng bộ với quy trình công nghệ của các nghiệp vụ khác, tạo thành một tổng thể giải pháp mang tính chiến lược trong định hướng phát triển cũng như điều hành.

Để củng cố, phát triển công tác này trong thời gian tới được tốt hơn, ngân hàng trên cơ sở phương hướng hoạt động kinh doanh trong năm tới, đã đưa ra định hướng công tác này:

- Xác định phương hướng, nhiệm vụ trước tiên phải xuất phát từ việc nhận thức

đúng vị trí, vai trò và nội dung của công tác thẩm định tài chính dựán đầu tư. Thực hiện tốt công tác này là một trong những yếu tố chính quyết định, góp phần bảo vệ

và nâng cao vị thế, uy tín và sức mạnh của ngân hàng.

- Củng cố, kiện toàn bộ máy tổ chức thẩm định dự án: phát triển lực lượng thẩm định cả về số lượng và chất lượng. Tăng cường công tác đào tạo cụ thể nghiệp vụ thẩm định cho cán bộ thẩm định và bồi dưỡng, trao đổi nghiệp vụ chuyên môn.

- Đầu tư trang thiết bị, công nghệ hiện đại để thích ứng và phù hợp với xu

hướng hội nhập khu vực và quốc tế.

- Ngoài thẩm định dự án trong kế hoạch Nhà nước, ngân hàng sẽ chủđộng tìm kiếm các dự án có hiệu quả để cho vay. Để đạt được điều này, ngân hàng sẽ chủ động tiếp cận dự án ngay từ giai đoạn đầu - từ ý tưởng và kế hoạch đầu tư của doanh nghiệp, cùng với họ lập dự án.

3.2. Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay của NHNo&PTNT Nam Hà Nội

Một phần của tài liệu Báo cáo tốt nghiệp: “ Nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay của Ngân hàng NNo&PTNT Nam Hà nội ” ppt (Trang 42 - 46)