Quy trình thẩm định đã được Chi nhánh soạn thành tài liệu tham khảo để cán bộ
thẩm định lấy căn cứ thẩm định dự án. Việc thực hiện thống nhất quy trình sẽ góp phần nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự án.
Hiện nay các văn bản hướng dẫn chỉđưa ra hướng dẫn thẩm định chung cho mọi dự
án mà trên thực tế mỗi loại dự án có một chuẩn mực riêng. Vì vậy Ngân hàng cần xem xét vừa phải đưa ra một quy trình thẩm định làm tiêu chuẩn để có sự thực hiện
thống nhất giữa các cán bộ thẩm định, vừa phải đề ra yêu cầu về nội dung thẩm định cho phù hợp với từng loại dự án. Về nội dung thẩm định tài chính dự án, cần có một số biện pháp nhằm giải quyết những bất cập hiện tại.
Tính toán một cách đầy đủhơn tỷ số tài chính .
Hiện nay, chất lượng thẩm định tài chính dự án là khía cạnh được lưu tâm
nhất trong quá trình thẩm định dự án. Trong đó, các ngân hàng rất quan tâm đến việc đánh giá tình hình tài chính của khách hàng thông qua phân tích các nhóm tỷ
số.Trong phân tích tài chính, các tỷ số tài chính chủ yếu thường được phân thành 4 nhóm:
* Tỷ số về khảnăng thanh toán: Đây là nhóm chỉtiêu thường sử dụng đểđánh
giá khảnăng đáp ứng các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp.
* Tỷ số về khả năng hoạt động: Đây là nhóm chỉ tiêu đặc trưng cho việc sử
dụng tài nguyên, nguồn lực của doanh nghiệp.
* Tỷ số về khảnăng cân đối vốn hoặc cơ cấu vốn: Nhóm chỉ tiêu này phản ánh mức độ ổn định và tự chủ tài chính cũnh như khả năng sử dụng nợ vay của doanh nghiệp.
* Tỷ số về khảnăng sinh lãi: Nhóm chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh tổng hợp nhất của doanh nghiệp.
Ngân hàng thường quan tâm nhiều hơn đến nhóm tỷ số về khả năng thanh toán.
Nhưng để đánh giá một cách toàn diện về khách hàng thì cần phải xem xét tất cả các nhóm, tù đó Ngân hàng có thểtư vấn cho khách hàng để nâng cao hiệu quả hoạt
động của khách hàng. Điều đó sẽcó tác động tích cực đến dự án, cũng như tạo nên sự tin tưởng của khách hàng đối với Ngân hàng. Cũng do đảm nhiệm nhiều công việc mà thời gian cho công tác thẩm định không có nhiều và phải đảm bảo độ chính xác cao nên cán bộ thẩm định chưa thể tính toán, phân tích hết được các tỷ số tài
chính được. Để tính toán các tỷ số tài chính và phân tích diễn biến nguồn vốn và sử
dụng nguồn vốn một cách nhanh chóng chính xác nhằm nâng phục vụ công tác thẩm định tài chính dự án em xin giới thiệu một bảng tính Excel. Đầu vào của bảng là bảng cân đối kế toán và bảng kết quả hoạt động kinh doanh, đẩu ra của bảng là các tỷ số tài chính diễn biến nguồn vỗn và sử dụng nguồn vốn. Từđó ta có thểđánh
Các tỷ số tài chính
* Tỷ số về khảnăng thanh khoản
1. Khảnăng thanh toán hiện thời 72.55 30.70 2. Khảnăng thanh toán nhanh 49.39 19.68
*Tỷ số về khảnănghoạt động 3-Kỳ thu tiền bình quân 96.02 42.08 4-Vòng quanh hàng tồn kho 10.61 20.42 5-Số ngày dự trữ hàng tồn kho 33.92 17.63 6. Hiệu suất sử dụng tổng tài sản 2.16 4.03 *Tỷ số về khảnăng cân đối vốn (%) 7-Tỷ số nợ trên tổng tài sản 1.36 % 3.24 % 8-Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu 1.38 % 3.34 % 9-Khảnăng thanh toán lãi vay 0.00 0.00
* Tỷ số về khảnăng sinh lãi 10-Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở
hữu(ROE) 1.40 % 1.88 %
11-Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản (ROA) 1.39 % 0.02 12-Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu 0.64 % 0.45 %
Trong năm 2001, 2002 tổng tài sản của doanh nghiệp tăng 1,04 lần tương ứng gần 48 trđ do : TSLĐ&ĐTNH tăng rất cao gần 53,5 trđ chiếm tỷ trọng là 111,5% trong sốtăng thêm trong khi đó TSCĐ&ĐTDH thì lại giảm 5,5 trđ (10,3% ). Cụ thể là : + TSLĐ&ĐTNH tăng do mức tăng của Tiền ( 94,7 trđ), TSLĐ khác
( 67 trđ) và Hàng tồn kho (1,8 trđ) cao hơn sự giảm đi của các Khoản phải thu ( 110
trđ).
+ TSCĐ&ĐTDH giảm 5,5 trđ chỉ là do khấu hao TSCĐ tăng lên chứ doanh nghiệp không giảm TSCĐ của mình cả.
Nguồn vốn của doanh nghiệp có sự gia tăng tương ứng là do sự gia tăng của Vốn chủ sở hữu ( 22,5 trđ) và Nợ phải trả(25,5 trđ, do nợ ngắn hạn tăng lên).
Kết quảkinh doanh trong 2 năm đều có lãi, năm sau cao hơn năm trước. Tuy nhiên, vẫn còn thấp và tốc độtăng chưa tương ứng với tốc độtăng của doanh thu.
Sau khi tính toán các tỷ số tài chính của Doanh nghiệp, chúng ta đi phân tích cụ thể
từng tỷ số trong các nhóm tỷ số tổng thể :
Thứ nhất, nhóm tỷ số phản ánh khảnăng thanh toán :
Khả năng thanh toán hiện thời năm 2002 là 30.70 đây là một con số rất cao chứng tỏ doanh nghiệp đủ khảnăng để thanh toán các khoản nợ ngắn hạn khi đến hạn bằng tài sản lưu động của mình. Tuy nhiên doanh nghiệp cần phải xem xét lại mình có
đầu tư quá nhiều vào TSLĐ hay không, vì TSLĐ dư thừa thường không tạo ra
doanh thu để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của mình.
Khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp năm 2002 (19.68 lần) giảm hơn so
với năm 2001 (49.39 lần) do sự gia tăng của nợ ngắn hạn trong khi đó tổng tiền, chứng khoán và các khoản phải thu lại giảm. Tuy vậy đây vẫn là một con số rất cao.
Thứ hai là nhóm tỷ số phản ánh khả năng hoạt động: Đặc trưng cho việc sử
dụng tài nguyên, nguồn lực của Doanh nghiệp
Kỳ thu tiền bình quân năm 2002 (42.08 ngày) đã giảm so với năm 2001 (96.02 ngày) do doanh thu tăng khá mà khoản phải thu lại giảm không tương ứng ( ít hơn).
Tuy vậy đây là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực SXKD thì con số này càng giảm càng tốt.
Vòng quanh hàng tồn kho năm 2002 (20.42 lần) là một con số khá cao chứng tỏ
doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả, đã giảm được vốn đầu tư cho hàng hoá dự trữ. Số ngày dự trữ hàng tồn kho năm 2002(17.63 ngày) đã giảm nhiều so với năm
2001(33.92 ngày) chứng tỏ hàng hoá của doanh nghiệp được tiêu thu khá tốt, doanh nghiệp giảm được chi phí dự trữ.
Hiệu suất sử dụng tổng tài sản năm 2002(4.03 lần) cao hơn năm 2001(2.16 lần) chứng tỏ tài sản của doanh nghiệp đã được sử dụng ngày càng hiệu quả.
Thứ ba là nhóm tỷ số phản ánh khảnăngcân đối vốn : Nó phản ánh mức ổn định và tự chủ tài chính cũng như khảnăng sử dụng nợ của vay của doanh nghiệp.
Tỷ số nợ trên tổng tài sản năm 2001 là 1.36%; năm 2002 là 3.24 %. Tỷ sốnăm 2002 cao hơn 2001 do nợ phải trả tăng chậm hơn tổng tài sản, tỷ số này vẫn là rất thấp. Doanh nghiệp chủ yếu sử dụng Vốn chủ sở hữu trong hoạt động SXKD nên khả năng trả nợ của doanh nghiệp khi phá sản là rất cao. Tuy nhiên doanh nghiệp cần phải xem xét lại cơ cấu vốn của mình để đạt hiệu quả cao nhất trong việc sử dụng vốn.
Cuối cùng là nhóm tỷ só phản ánh khảnăng sinh lãi
Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu (ROE) năm 2002 (1.88%) tăng so
với năm 2001 (1.4%) nhưng không đáng kể do mức tăng của lợi nhuận sau thuế và vốn chủ sở hữu ở mức xấp xỉ nhau. Tỷ lệ này vẫn còn thấp cho thấy hiệu quả sử
dụng vốn chủ sở hữu còn thấp do doanh nghiệp sử dụng quá nhiều Vốn chủ sở hữu
trong cơ cấu vốn.
Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản (ROA) cả hai năm đều gần giống như ROE vì Vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng quá cao.
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu năm 2001 là 0.64%; năm 2002 là 0.45% cho thấy
100 đồng doanh thu năm 2002 tạo ra ít lợi nhuận hơn so với năm 2001. Tỷ suất này còn quá thấp, doanh nghiệp cần xem xét hiệu hoạt động sản xuất kinh doanh quả
mình.
Nhận xét: Tuy doanh nghiệp cũng chưa thật sựđạt được hiệu quả cao trong hoạt
động sản xuất kinh doanh của mình nhưng doanh nghiệp vẫn có lãi trong các năm,
có chiều hướng tiến đi lên và đặc biệt khảnăng thanh toán các khoản nợ là rất cao. Vì vậy có thể chấp nhận cho doanh nghiệp vay, ngân hàng phải tư vấn cho doanh nghiệp trong việc tổ chức lại cơ cấu vốn của doanh nghiệp để có một cơ cấu vốn tối
ưu nhằm đem lại hiệu quả SXKD tốt hơn.
Đánh giá khảnăng trả nợ của dự án phải dựa trên những nguồn trả nợ thực tế.
Đối với các Ngân hàng thương mại, thẩm định khảnăng trả nợ là một nội dung khá quan trọng, thậm chí nhiều Ngân hàng còn coi đây là nội dung quan trọng nhất. Xét về bản chất thì khả năng trả nợ của dự án phụ thuộc vào hiệu quả sản xuất kinh doanh của dự án
Có thể tính nguồn trả nợ của dự án theo công thức sau: Nguồn trả nợ năm thứ i của dự n = % lợi nhuận sau thuế năm thứ i của dự án + Khấu hao năm thứ i của dự án
Khấu hao tài sản cốđịnh trên thực tế là một trong hai nguồn trả nợ cơ bản của mỗi dự án. Trong quá trình lập dự án, doanh nghiệp thường tăng mức khấu hao tài sản cố định trong những năm đầu để làm tăng khả năng trả nợ của dự án. Do đó Ngân
hàng cần thẩm định, kiểm tra để đảm bảo mức trích lập khấu hao tài sản cố định trong những năm đầu đểtăng khảnăng trả nợ của dựán. Do đó Ngân hàng cần thẩm
định, kiểm tra đểđảm bảo mức trích lập khấu hao được thực hiện tính đúng các văn
bản, quy chếtài chính được ban hành.
Sau khi tính được nguồn trả nợ dự án. Ngân hàng cần xây dựng bảng kế hoạch trả
nợ từng năm của dự án. Nợ phải trảhàng năm phải bao gồm đầy đủ các khoản trả
nợ. Ngân hàng sẽtính được chênh lệch giữa nguồn trả nợhàng năm với nợ phải trả. Nếu chênh lệch âm, Ngân hàng cần yêu cầu chủđầu tư giải trình phương án bù đắp. Cũng từ bảng trả nợ, Ngân hàng có thểtính được sốnăm trả nợ của dự án.
Rủi ro của dự án cần được thẩm định một cách cụ thể, chi tiết.
Trên thực tế, trong quá trình thẩm định dựán đầu tư, các cán bộ thẩm định mới chỉ đánh giá rủi ro về mặt định tính mà chưa đưa ra được cách phân tích về mặt định
lượng. Điều này đã dẫn đến việc không thấy hết sự phụ thuộc của lợi ích dự án vào các yếu tố.
Phân tích rủi ro có ý nghĩa quan trọng đối với thẩm định tài chính dự án, đặc biệt
trong điều kiện không xác định được chính xác các yếu tố đầu vào. Do vậy trong thời gian tới, Ngân hàng cần mạnh dạn áp dụng các hình thức thẩm định này. Bước
đầu có thể áp dụng ngay phân tích độ nhạy và phân tích tình huống. Còn trong
tương lai khi có cơ sở dữ liệu phong phú, hệ thống máy vi tính và phần mềm hiện
đại có thể áp dụng thêm phương pháp phân tích mô phỏng (Motne - Carlo)
+ Phân tích độ nhạy: Được thực hiện bằng cách tính toán các chỉ tiêu đánh
giá kết quả tài chính của dự án (NPV, IRR…) theo biến thiên của các yếu tố ảnh
hưởng. Trong phân tích độ nhạy Ngân hàng cần đánh giá sự thay đổi của các chỉ
tiêu hiệu quả tài chính công suất, giá bán sản phẩm, … thay đổi 5%, 10%, 20%. + Phân tích tình huống: Đánh giá kết quả dự án trong một số trường hợp với những điều kiện nhất định của các yếu tố xác định dự án và tiến hành phân tích phân phối xác suất của chỉtiêu được lựa chọn.
+ Phân tích rủi ro theo mô phỏng Monte Carlo: Phân tích kết quả dựán dưới
tác động đồng thời của các nhân tố có tính tới phân bố xác suất và phạm vi khác nhau có giá trị có thể của các biến số nhân tốđó.
Trong quá trình thực hiện, quy trình phương pháp thẩm định không phải là một nội dung đóng mà mang tính chất mở. Những vấn đề nêu trên là những nội dung cơ bản cần có đối với phần lớn các dựán đầu tư. Tuy nhiên tùy vào đặc thù của từng dự án,
Ngân hàng có thể lựa chọn áp dụng một số nội dung nhất định hoặc áp dụng thêm một số nội dung thẩm định khác. Điều này hoàn toàn phụ thuộc vào khả năng linh
hoạt trong quá trình thẩm định của mỗi cán bộ tín dụng, thẩm định.
Bên cạnh các nội dung trên, để nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án Ngân hàng cũng cần quan tâm đến thẩm định kỹ thuật, thịtrường, tình hình tài chính, sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp… bởi lẽ kết quả của thẩm định tài chính và các hình thức thẩm định này có mối quan hệ hết sức chặt chẽ. Từđó có thể hạn chế và quản lý những rủi ro không có trong hệ thống bằng cách tác động trực tiếp vào dự
án. Chẳng hạn, có biện pháp đảm bảo chủđộng về nguồn cung cấp nguyên liệu và bao tiêu sản phẩm, yêu cầu Nhà nước có biện pháp bảo hộđể hạn chế cạnh tranh…