Hớng dẫn thực hiện

Một phần của tài liệu Để học tốt ngữ văn 7-1 (Trang 141 - 146)

1. Chuẩn bị ở nhà

Đề bài: Phát biểu cảm nghĩ về một trong hai bài thơ của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Cảnh khuya, Rằm tháng giêng.

- Xác định đối tợng biểu cảm: + Cảnh thiên nhiên trong bài thơ; + Tình cảm của tác giả.

- Định hớng tình cảm cho bài làm:

+ Chi tiết nào của bài thơ làm em thích thú? Vì sao? + Qua bài thơ, em hiểu đợc gì về tác giả Hồ Chí Minh? b) Lập dàn bài

Lập dàn ý cho từng phần theo bố cục ba phần:

- Mở bài: Giới thiệu khái quát về bài thơ và tác giả bài thơ; nêu cảm nghĩ chung của mình về bài thơ.

- Thân bài:

+ ấn tợng đầu tiên khi đọc bài thơ;

+ Tởng tợng ra khung cảnh thiên nhiên, nhân vật trữ tình và nêu cảm nghĩ của mình về những gì vừa tởng tợng;

+ Cảm nhận, đánh giá về những chi tiết mà mình thấy thích thú, theo trình tự trớc sau;

+ Cảm nghĩ về tác giả của bài thơ.

- Kết bài: Nhấn mạnh tình cảm của mình đối với bài thơ.

2. Thực hành trên lớp

a) Chia tổ để tập nói theo dàn bài đã chuẩn bị;

b) Nghe và tự nhận xét lẫn nhau, tự sửa chữa bài nói của mình;

c) Nghe các bài nói tiêu biểu của cả lớp, ghi chép những nhận xét, sửa chữa của thầy, cô giáo; tự hoàn thiện bài của mình.

II. Rèn luyện kĩ năng

Lập dàn ý cho bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học.

Yêu cầu

- Nội dung:

+ Trình bày những cảm xúc, suy ngẫm của mình về nội dung và hình thức của tác phẩm.

+ Trong phần Mở bài, cần giới thiệu tác phẩm và hoàn cảnh tiếp xúc với tác phẩm.

+ Phần Thân bài nêu cảm xúc, suy nghĩ do tác phẩm gợi lên. + Phần Kết bài nêu ấn tợng chung về tác phẩm.

một thứ quà của lúa non: cốm

(Thạch Lam)

I. Về tác giả và tác phẩm

1. Tác giả

Thạch Lam (1910 - 1942), tên khai sinh là Nguyễn Tờng Vinh, sau đổi là Nguyễn Tờng Lân, là thành viên của nhóm Tự Lực văn đoàn (tổ chức văn chơng khá nổi tiếng trớc Cách mạng tháng Tám với các tên tuổi quen thuộc thời bấy giờ nh Nhất Linh, Khái Hng, Hoàng Đạo,...). Lúc đơng thời, văn Thạch Lam không nổi tiếng nh các nhà văn khác nhng một nhà văn đàn anh đã nhận xét rất tinh tế và chính xác: mai sau, cái còn lại với đời chính là văn của Thạch Lam chứ không phải là ai khác. Điều này đã đợc kiểm chứng qua thời gian. Cho đến bây giờ, nói đến Nhất Linh, Khái Hng,... ít ngời biết nhng tên tuổi Thạch Lam còn mãi với những hơng vị bâng khuâng, ngọt ngào từ Hai đứa trẻ, Dới bóng hoàng lan, Hà Nội băm

sáu phố phờng,...

Văn Thạch Lam rất ít sự kiện, hầu nh không có những sự kiện nổi bật, gay cấn,... thờng là phơng tiện để các nhà văn cuốn hút ngời đọc. ấn tợng sâu sắc mà những câu văn Thạch Lam để lại chính là những d vị "thấm sâu vào tận gốc lỡi" trong từng câu văn, từng hình ảnh nhẹ nhàng mà đầy rung cảm. Mỗi câu văn của Thạch Lam đều có khả năng làm rung lên những sợi tơ đàn êm ái trong tâm hồn ngời đọc, ngời nghe.

2. Thể loại

theo ngọn bút đa đi, có thể từ sự việc này sang sự việc kia, từ liên tởng này sang liên tởng kia, để bộc lộ những cảm xúc, những tâm tình, phát biểu những nhận xét về ngời và cảnh. Cái bản ngã của nhà văn đợc thể hiện gần nh trong thơ trữ tình. Tuỳ bút là thể giàu chát trữ tình nhất trong các loại kí. Những sự việc, những con ngời nhắc đến trong tuỳ bút tuy không kết thành một hệ thống chặt chẽ, nhng phải nằm trong trật tự hợp lí của dòng cảm xúc, dòng suy nghĩ của tác giả ; và cũng phải xác thực. Giá trị của tuỳ bút là ở những suy nghĩ sâu sắc, thâm trầm rút ra từ những sự việc tởng nh riêng t, bình thờng. Sức lôi cuốn của nó còn ở ngôn ngữ trau chuốt, giàu hình ảnh bất ngờ và lí thú, tạo ra một chất thơ riêng" (Nguyễn Xuân Nam - Từ điển văn học, tập hai, NXB Khoa học xã hội, H., 1984).

− Một thứ quà của lúa non: Cốm đợc viết theo thể tuỳ bút. Dựa vào các yếu tố, hình ảnh, sự vật cụ thể nh thể kí nhng bài viết thiên về cảm xúc trữ tình, chú trọng thể hiện cảm xúc, suy nghĩ của tác giả trớc các hiện tợng, vấn đề của đời sống.

II. Kiến thức cơ bản

1. Bài tuỳ bút này viết về một thứ quà của núi non: cốm. Để nói về đối tợng ấy, tác giả đã sử dụng các phơng thức miêu tả, thuyết minh, biểu cảm và bình luận. Nhng ph- ơng thức biểu đạt chủ yếu là biểu cảm.

Bài viết của Thạch Lam có thể chia thành ba đoạn:

+ Đoạn 1: Từ đầu đến “chiếc thuyền rồng” : Hơng thơm của lúa non gợi nhớ đến cốm. Hạt cốm đợc hình thành từ sự tinh tuý của thiên nhiên và sự khéo léo của con ng- ời.

+ Đoạn 2: Từ “Cốm là thức quà” đến “kín đáo và nhũ nhặn”: giá trị của cốm. + Đoạn 3: Phần còn lại: Bàn về sự thởng thức cốm. ý nghĩa sâu xa trong việc hởng thụ một thứ sản phẩm của thiên nhiên, trời đất, của con ngời. Lời đề nghị của tác giả với ngời mua và thởng thức cốm.

2. a) Tác giả đã mở đầu bài viết bằng hơng thơm của lá sen trên hồ. Nó gợi nhớ về cái thức quà thanh nhã và tinh khiết. Tiếp đến, tác giả miêu tả những bông lúa non, những bông lúa chất chứa cái chất quý trong sạch của trời đất, nguyên liệu để làm ra cốm.

b) Cảm giác về hơng thơm của lá sen, về màu xanh của cánh đồng, về mùi thơm mát của lúa non, giọt sữa trắng thơm trong hạt lúa phảng phất hơng vị của ngàn hoa

cỏ đã tạo nên tính biểu cảm của đoạn văn (ca ngợi sự thanh nhã và tinh khiết của… cốm).

3. Tác giả đã nhận xét: dùng hồng (quả hồng) và cốm làm đồ sêu tết là rất phù hợp. Cốm là thức dâng của trời đất, mang trong nó hơng vị vừa thanh nhã, vừa đậm đà của đồng nội, có thể lấy làm thứ biểu trng cho xứ sở chuyên trồng lúa nớc nh nớc ta. Thứ lễ vật ấy lại đem sánh với quả hồng với ý nghĩa biểu trng cho sự hoà hợp tốt đôi thì thật đúng là một thứ lễ nghi đầy ý nghĩa. Sự hoà hợp và tơng xứng của hồng và cốm đã đợc tác giả phân tích trên phơng diện màu sắc, hơng vị. Màu sắc thì quý giá, hài hoà; hơng vị thì hoà hợp và nâng đỡ. Đó đúng là một phong tục đẹp của nhân dân ta.

4. “Cốm là thức quà riêng biệt của đất nớc, là thức dâng của những cánh đồng lúa bát ngát xanh, mang trong hơng vị tất cả cái mộc mạc, giản dị và thanh khiết của đồng quê nội cỏ An Nam”. Nhận xét trên đây của nhà văn thật tinh tế và chính xác. Cốm quả là thứ quà rất độc đáo. Nó đợc làm từ sản phẩm gần gũi với ngời dân quê. Nó là một lễ phẩm mà cánh đồng dâng tặng con ngời. Hơng cốm là hơng của lúa, một thứ hơng mộc mạc, giản dị thanh khiết của đồng quê. Cốm không chỉ là một món ăn thông thờng. Nó trở thành một món quà văn hoá, phong tục nhất là với phong tục sếu tết trong hôn nhân. Vì thế, cốm đúng là một thức quà riêng biệt.

5. Sự tinh tế khi thởng thức món quà bình dị này thể hiện ở chỗ: ăn cốm không thể nào ăn vội, vừa ăn thong thả, vừa ngẫm nghĩ thì mới cảm hết đợc hơng thơm, vị ngon, sự tơi mát của lá non, cái dịu dàng thanh đạm của thảo mộc. Mua cốm là nâng đỡ, vuốt ve, kính trọng lộc trời, công sức của con ngời. Mua cốm một cách có văn hoá thì thởng thức sẽ trang nhã, ngon hơn và đẹp hơn.

6.* Có thể thấy sự tinh tế của ngòi bút Thạch Lam thông qua đoạn miêu tả và bộc lộ cảm xúc khi sữa lúa hình thành làm nên hạt lúa non. Từ đó mà làm nên hạt cốm. Sự tinh tế còn thể hiện rõ khi tác giả bộc lộ cảm xúc về sự hài hoà giữa hồng và cốm, trong đoạn bàn về cách thởng thức cốm. Phải là ngời tinh tế lắm, am hiểu và nhạy cảm lắm mới có thể thể hiện giá trị của một thứ quà bình dị mà thanh khiết, độc đáo nh vậy.

iII. rèn luyện kĩ năng

1. Cách đọc

Đọc bài văn bằng giọng thủ thỉ, tâm tình, hình dung nh một ngời đang trò chuyện, tâm sự, xung quanh là đám đông thính giả đang chăm chú lắng nghe. Chú ý những đoạn giọng điệu của bài văn thay đổi: "Ai đã nghĩ đầu tiên dùng cốm để

làm quà sêu tết. Không còn gì hợp hơn với sự vơng vít của tơ hồng,...", tác giả tự nêu lên câu hỏi rồi lại tự trả lời, cách viết nh vậy giúp cho bài tuỳ bút tuy từ đầu đến cuối chỉ thể hiện giọng điệu của một ngời mà vẫn sinh động, hấp dẫn.

2. Su tầm thêm thơ văn nói về Cốm.

Gợi ý:

- Tham khảo các đoạn thơ sau:

Sáng mát trong nh sáng năm xa Gió thổi mùa thu hơng cốm mới. Tôi nhớ những ngày thu đã xa, Sáng chớm lạnh trong lòng Hà Nội.

(trích Đất nớc của Nguyễn Đình Thi)

Sợi rơm vàng buộc gió Lá sen gói sóng hồ Nắng đa tình Bến Nghé Phải lòng hơng cốm thu.

(Nguyễn Vũ Tiềm)

Gắng công kén hộ cốm Vòng Kén hồng Bạch Hạc cho lòng thêm vui.

(Ca dao)

- Cũng có thể tham khảo thêm tuỳ bút Cốm của Nguyễn Tuân (in trong Tuyển

tập Nguyễn Tuân, tập II, NXB Văn học, Hà Nội, 1994).

Chơi chữ

Một phần của tài liệu Để học tốt ngữ văn 7-1 (Trang 141 - 146)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(170 trang)
w