Mùa nước nổi.

Một phần của tài liệu giao an 2 (Trang 36 - 39)

III/ CÁC HỌAT ĐỘNG DẠY HỌC:

Mùa nước nổi.

I/ MỤC TIÊU :

1.Kiến thức : Đọc :

•-Đọc trơn cả bài. Biết ngắt nghỉ hơi đúng chỗ, đúng mức, biết nhấn giọng ở các từ gợi tả gợi cảm.

Hiểu : Hiểu các từ ngữ : hiền hòa, lũ, phù sa.

•-Biết thực tế ở Nam bộ hành năm có mùa nước lụt. Nước mưahoà lẫn với nước sông Cửu Long dâng lên tràn ngập đồng ruộng, khi nước rút để lại phù sa màu mỡ.

2.Kĩ năng : Rèn học thuộc lòng bài thơ trung thu của Bác.

3.Thái độ :Tình cảm yêu thương của Bác Hồ đối với các em. Nhớ lời khuyên của Bác, yêu Bác.

II/ CHUẨN BỊ :

1.Giáo viên : Tranh ảnh cảnh nước lên ở đồng bằng sông Cửu Long. 2.Học sinh : Sách Tiếng việt.

III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :

TG HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS.

5’

25’

1.Bài cũ : Gọi 2 em đọc bài Mùa xuân đến.

-Dấu hiệu nào báo mùa xuân đến ?

-Kể lại những thay đổi của bầu trời và mọi vật khi mùa xuân đến ?

-Nhận xét, cho điểm.

2.Dạy bài mới : Giới thiệu bài. Hoạt động 1 : Luyện đọc.

Mục tiêu : Đọc trơn cả bài. Biết ngắt nghỉ hơi đúng

chỗ đúng mức. Biết nhấn giọng ở các từ gợi tả gợi cảm.

-GV đọc mẫu lần 1 (chú ý giọng chậm rãi, nhấn giọng các từ : mưa dầm dề, mưa sướt mướt, nước nhảy lên bờ, hoà lẫn, biết giữ lại.)

-Luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.

Đọc từng câu :

Đọc từng đoạn: -Luyện đọc câu :

-2 em đọc “Mùa xuân đến” và TLCH.

-Mùa nước nổi.

-Theo dõi, đọc thầm.1 em đọc.

-HS nối tiếp đọc từng câu trong bài, chú ý các từ :mùa này, làng tôi, nước nổi, mưa lũ, dâng lên, hoà lẫn.

-Luyện đọc từ khó : hiền hòa, sướt mướt mướt, tháng bảy, vườn tược, từng đàn.

-Học sinh nối tiếp đọc từng đoạn. -Mưa dầm dề/ mưa sướt mướt/ ngày này qua ngày khác.//

-Hướng dẫn đọc các từ chú giải : (STV/tr 19) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

-Giảng thêm : Rằm tháng bảy :ngày giữa tháng bảy âm lịch, thường vào giữa tháng 8 dương lịch.

-Dầm dề, sướt mướt : mưa nhiều kéo dài liên miên suốt ngày này qua ngày khác.

Đọc từng đoạn trong nhóm. Thi đọc trong nhóm.

-Nhận xét.

Hoạt động 2 : Tìm hiểu bài.

Mục tiêu : Hiểu các từ ngữ : hiền hòa, lũ, phù

sa. Biết thực tế ở Nam bộ hành năm có mùa nước lụt. Nước mưahoà lẫn với nước sông Cửu Long dâng lên tràn ngập đồng ruộng, khi nước rút để lại phù sa màu mỡ.

Hỏi đáp :

-Em hiểu thế nào là mùa nước nổi?

-Bài văn tả mùa nước nổi ở vùng nào ?

-Giảng thêm : Tháng bảy âm lịch (tháng 8 dương lịch) đang là mùa mưa ở Nam Bộ. Thời gian này mưa dài ngày, nước mưa nước từ trên nguồn đổ về làm cho nước sông Cửu Long dâng lên tràn ngập đồng ruộng. Câu “rằm tháng bảy nước nhảy lên bờ” hoặc “sống chung với lũ” nói về cảnh nước lên xảy ra hàng năm ở đồng bằng sông Cửu Long.

-Tìm một vài hình ảnh về mùa nước nổi được tả trong bài ?

-GV : Nước từ sông Cửu Long đổ về rất đục vì mang theo những hạt đất nhỏ mịn. Nước trong dần là do những hạt đó lắng đọng lại trên đất đai, đồng ruộng để lại một lớp đất mỏng rất màu mỡ gọi là “phù sa”.

của mùa mưa/ hòa lẫn với nước dòng sông Cửu Long.//

-Ngồi trong nhà,/ ta thấy tất cả những đàn cá ròng ròng,/ từng đàn,/ từng đàn/ theo cá mẹ xuôi theo dòng nước,/ vào tận đồng sâu.//

-3-4 em nhắc lại. -2 em nhắc lại nghĩa .

-HS luyện đọc từng đoạn trong nhóm. -Thi đọc cả bài .

-Các nhóm thi đọc (CN, ĐT, từng đoạn, cả bài)

-Đồng thanh.

-Đọc thầm.

-Đó là mùa nước lụt. Đó là mùa nước sông dâng lên ngập đồng ruộng vườn tược nhà cửa.

-Vùng đồng bằng sông Cửu Long Nam Bộ.

-Nước lên hiền hòa, mưa dầm dề, mưa sướt mướt. Sông Cửu Long no đầy nước, . . . .

4’ 1’

-Luyện đọc lại. -Nhận xét, cho điểm.

3.Củng cố : Gọi 1 em đọc lại bài.

-Bài đọc giúp em hiểu điều gì ? -Giáo dục tư tưởng .Nhận xét tiết học.

Hoạt động nối tiếp : Dặn dò- Tập đọc bài.

-3-4 em thi đọc lại bài văn

-Bài đọc giúp em hiểu về thời tiết ở miền Nam vào mùa mưa…… (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

-Tập đọc bài.

Tuần 20

Một phần của tài liệu giao an 2 (Trang 36 - 39)