Platông (427-347 TCN)

Một phần của tài liệu VAN MINH HY LAP VA LA MA CO DAI (Trang 41 - 43)

Nhà triết học duy tâm lớn nhất của HyLạp cổ đại là Platông (427-347 TCN). Ông xuất thân từ một gia đình quý tộc có quyền thế ở Aten, là học trò của Xôcrát. Ông đã ba lần đi Xixin để truyền bá chủ trương chính trị của mình, nhưng không thành công. Khoảng năm 387 TCN, ông mở trường giảng triết học ở Aten gọi là Acađêmi. Do đó về sau ở phương Tây chữ này được dùng để chỉ Học viện, Viện Hàn lâm.

Platông viết nhiều tác phẩm còn truyền tới ngày nay, nhưng quan điểm của Platông rất phức tạp và thường xuyên mâu thuẫn nên khái quát tư tưởng triết học của ông không đơn giản.

Hạt nhân quan điểm triết học của Platông là ý niệm và linh hồn bất diệt. ý niệm vĩnh viễn không đổi và là mẫu hình của sự vật cá biệt. Vì vậy thế giới thực tại xung quanh chúng ta không phải là một thế giới chân thực mà chỉ là sự phản ánh không đầy đủ của ý niệm hoàn thiện. Chỉ có ý niệm mới là chân lý.

Về mỹ học, Platông cho rằng mọi sự vật cá biệt chỉ là sự bắt chước ý niệm, mà tác phẩm nghệ thuật lại bắt chước sự vật cá biệt, tức là " băt chước sự bắt chước" mà cái đẹp là chân thật và hoàn hảo, do đó cái đẹp thực sự là ý niệm mà nghệ thuật không thể biểu đạt được.

Về mặt giáo dục, Platông chủ trương giáo dục nên do nhà nước tổ chức, mục đích chủ yếu là đào tạo những kẻ thống trị.

Về chính tri, Platông rất căm ghét chế độ dân chủ. Ông cho rằng ở Aten "bình dân được tự do quá trớn", thậm chí chó ngựa lừa cũng muốn làm gì thì làm không theo sự chỉ huy của chủ. ở Aten, dân tự do và nô lệ, công dân và ngoại kiều, thầy giáo và học trò, người nhiều tuổi và ít tuổi đều không phân biệt. Hơn nữa lúc bấy giờ đạo đức tốt đẹp không được đề cao, chủ

nghĩa lợi kỷ thịnh hành, sự phân hóa giàu nghèo càng trầm trọng. Vì vậy Platông nêu ra một mẫu hình nhà nước lý tưởng để làm thay đổi tình hình ấy.

Trong tác phẩm "Nước cộng hòa", ông nêu ra rằng nhà nước lý tưởng do ba tầng lớp họp thành:

- Các nhà hiền triết là tầng lớp cầm quyền lãnh đạo. Tầng lớp này khôn gnên có tài sản riêng, cũng không nên có gia đình, vì vậy dễ nảy sinh lòng tham lam vị kỷ. Những nhà hiền triết cầm quyền nên sống tập thể, như vậy có thể tránh được sự lo lắng về cuộc sống.

- Tầng lớp thứ hai là các chiến sĩ. Tầng lớp này có nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc. Họ cũng không nên có gia đình và tài sản.

- Tần lớp thứ ba là số công dân, còn lại tức là nông dân, thợ thủ công, lái buôn... Tần lớp này có nhiệm vụ cung cấp của cải cho nhà nước và cung phụng hai tầng lớp trên. Họ có thể có gia đình và tài sản riêng, nhưng các nghề nghiệp đều do nhà nước quản lý.

Con cái của mọi người cũng thuộc về nhà nước. Cha mẹ không biết con cái, con cái cũng không biết cha mẹ. Những đứa trẻ sơ sinh nếu yếu đuối thì giết đi, còn những đứa trẻ khỏe mạnh thì đem đến nhà nuôi trẻ để nuôi nấng. Còn nô lệ thì không được coi là một tầng lớp, nhưng trong nhà nước của Platông vẫn có nô lệ, hơn nữa Platông hết sức nhấn mạnh sự phân biệt giữa chủ và nô lệ, ông nói: "Cần phải biết rằng nô lệ vĩnh viễn không thể trở thành bạn của chủ, vì những người vô tích sự không thể thàn bạn của

những người đứng đắn, dẫu rằng họ cũng giữ một chức vụ đáng kính như nhau".

Về sau Platông còn viết tác phẩm Pháp luật, tuy lời lẽ có mềm dẻo hơn nhưng tư tưởng tập quyền và chế độ công hữu thì không thay đổi.

Tư tưởng triết học của Platông có ảnh hưởng rất lớn đối với sự phát triển của chủ nghĩa duy tâm ở phương Tây.

Về đầu trang

E. Arixtốt (384-322 TCN)

Arixtốt (Aristore) là con của một ngự y của vua Makêđônia, sinh ở Xtadia thuộc Makêđônia, là học trò của Platông và là thầy giáo của Alêchxăngđrơ đại đế. Sau khi Alêchxăngđrơ lên làm vua, năm 335 TCN ông đến Aten mở trường dạy học. Năm 323 TCN, Alêchxăngđrơ chết, ở Aten nổi lên phong trào chống Makêđônia, ông phải chạy khỏi Aten đến đảo ơbê rồi chết ở đó. Arixtốt là một học giả uyên bác về nhiều lĩnh vực như triết học, toán học, vật lý học, sinh vật học, sinh lý học, y học, sử học... được gọi là bộ bách khoa toàn thư của Hy Lạp.

Về triết học, ông chịu ảnh hưởng rất lớn của tư tưởng Đêmôcrít và Platông, nên tư tưởng triết học của ông có mặt gần với chủ nghĩa duy vật nhưng cuối cùng lại sa vào chủ nghĩa duy tâm. Ông là một nhà triết học nhị nguyên luận. Một mặt, Arixtốt khẳng định vật chất tồn tại vĩnh viễn - sự vật cụ thể được tạo nên bởi bốn nguyên nhân là chất liệu, hình thức, động lực và mục đích. Do đó trong sự vật cụ thể, chất liệu và hình thức không thể tách rời nhau, không có hình thức thì không có chất liệu; không có chất liệu thì không có hình thức; Bởi vậy tuyệt nhiên không có thế giới ý niệm ở ngoài vật chất thực tại. Đó là chỗ khác nhau căn bản của triết học Arixtốt với triết học duy tâm của Platông.

Nhưng mặt khác ông lại cho rằng "hình thức" là nhân tố tích cực năng động, và nêu ra một loại "hình thức không có chất liệu, đó là "lực thúc đẩy đầu tiên" của mọi vật, là lí tính. Theo Arixtốt, lý tính là "tư duy của tư duy", là "tư duy thuần tuý", là "thần tính" v.v... Như vậy về điểm này, Arixtốt đã sa vào chủ nghĩa duy tâm.

Văn minh Hy Lạp và La Mã cổ đại

Nội dung

Một phần của tài liệu VAN MINH HY LAP VA LA MA CO DAI (Trang 41 - 43)