Xênôphôn (43 0 359 TCN)

Một phần của tài liệu VAN MINH HY LAP VA LA MA CO DAI (Trang 27 - 28)

Xênôphôn (430 - 359 TCN) xuất thân từ một gia đình giàu có ở Aten. Trong số các tác phẩm của ông, quyển "Lịch sử Hy Lạp" là quan trọng nhất. Để viết tiếp lịch sử HyLạp mà Tuxiđít đang bỏ dở, Xênôphôn đã ghi thêm những sự kiện xảy ra từ năm 411 -362 TCN, tuy mong muốn kế tục sự nghiệp của Tuxiđit nhưng về phương pháp khảo cứu cũng như về bút pháp, Xênôphôn kém xa Tuxiđít.

Ngoài lịch sử Hy Lạp, Xênôphôn còn có một số tác phẩm khác như Nền chính trị của Xpác, Hồi ức về Xôcrát, v.v... Tuy tác phẩm của Xênôphôn có nhiều hạn chế nhưng trong đó đã ghi lại những tư liệu quý giá.

Về đầu trang

Từ khoảng giữa thế kỷ V TCN, ở La Mã đã có những tài liệu tương tự như lịch sử biên niên goi là Niên đại kí (Annales), nhưng nền sử học thật sự của La Mã đến cuối thế kỷ III TCN mới xuất hiện, và người được coi là nhà sử học đầu tiên của La Mã cũng là nhà soạn kịch Nơviút. Ông đã tham gia cuộc chiến tranh Punich lần thứ nhất, nhờ đó ông đã viết tập sử thi Cuộc chiến tranh Puních, nhưng tác phẩm này chỉ còn một số đoạn mà thôi.

A. Phabiút (sinh năm 254 TCN)

Người đầu tiên viết lịch sử La Mã bằng văn xuôi là Phabiút (sinh năm 254 TCN). Ông viết lịch sử La Mã từ thời thần thoại cho đến thời kỳ của ông. Ngôn ngữ ông sử dụng viết tác phẩm này là tiếng Hy Lạp, điều đó chứng tỏ rằng lúc bấy giờ văn xuôi La Mã chưa xuất hiện.

Người đầu tiên dùng văn xuôi Latinh để viết sử là Catông (234-149 TCN). Tác phẩm của ông nhan đề là Nguồn gốc, gồm 7 chương, trong đó 3

chương đầu ghi chép các truyền thuyết của Hy Lạp và các địa phương khác nói về La Mã. Các chương tiếp theo viết lịch sử La Mã cho tới thời kỳ của ông. Phương pháp viết sử của ông là không theo niên đại mà trình bày theo vấn đề. Vì vậy có thể coi ông là nhà sử học thực sự đầu tiên của La Mã. Tác phẩm của ông này chỉ còn một số đoạn.

Từ Catông về sau, La Mã có nhiều nhà sử học xuất sắc, Pôlibiút, Titút Liviút, Taxitút, Plutác.

Về đầu trang

B. Pôlibiút (205 - 125 TCN)

Pôlibiút (205 - 125 TCN) là người Hy Lạp, bị đưa sang La Mã làm con tin. Tác phẩm của ông là bộ Thông sử gồm 40 quyển viết về lịch sử Hy Lạp, La Mã và các nước phía Đông Địa Trung Hải từ năm 264-146 TCN. Trong tác phẩm của mình, ông có ý thức chú ý đến tác dụng giáo dục của sử học đối với cuộc sống. Ông nói: "Sử học là một thứ triết học lấy sự việc thật để dạy người đời". Ngày nay tác phẩm của Pôlibiút không còn giữ lại được đầy đủ.

Về đầu trang

Một phần của tài liệu VAN MINH HY LAP VA LA MA CO DAI (Trang 27 - 28)