Hêraclit (540-480 TCN)

Một phần của tài liệu VAN MINH HY LAP VA LA MA CO DAI (Trang 38 - 40)

Quan điểm duy vật biện chứng ấy đến Hêraclit (540-480 TCN) được phát triển thêm một bước. Hêraclit quê ở Ephedơ (Tiểu á), là một nhà triết học cổ đại lớn của Hy Lạp cổ đại. Ông sống cuộc đời khổ hạnh ẩn dật để chuyên tâm suy nghĩ.

Ông cho rằng nguồn gốc của vạn vật là lửa. Tuy ý kiến này không đúng nhưng cái đáng quý của ông là quan điểm biện chứng tương đối đúng đắn. Ông đã nhận thức được rằng "đấu tranh là nguồn gốc của vạn vật", vì đấu tranh giữa hai mặt đối lập là cơ sở của mọi tồn tại và tư tưởng. Đồng thời, vạn vật và mọi hiện tượng, mọi sự việc trong tự nhiên và trong xã hội luôn luôn biến động. Trong quá trình vận động ấy hai mặt đối lập dần dần chuyển hóa lẫn nhau. Trên cơ sở ấy, ông đã nói một câu bất hủ: "Rửa chân ở dòng nước chảy, cất chân lên rồi thả chân xuống, chỗ nước ấy đã khác trước rồi". Tóm lại, quan điểm triết học chủ yếu của Hêraclit có thể tóm tắt trong câu nói sau đây của ông: "Vũ trụ cũng như mọi vật không phải do bất cứ vị thần

nào sáng tạo ra. Trước kia, hiện nay và sau này, nó là ngọn lửa vĩnh viễn và linh hoạt thiêu đốt theo quy luật và cũng tắt theo quy luật".

Tác phẩm của Hêraclit là bàn về giới tự nhiên, tiếc rằng nay chỉ còn lại một số đoạn mà thôi.

Đến thế kỷ V, IV TCN, trên cơ sở tiến bộ của khoa học tự nhiên, triết học duy vật cũng phát triển thêm một bước nhằm phân tích cơ sở tồn tại của thế giới vật chất. Triết học duy vật thời kỳ này gắn liền tên tuổi của Empêđôclơ, Anaxagơ, Đêmôcrit, Êpiquya...

Về đầu trang

E. Empêđôclơ (490-430 TCN)

Empêđôclơ (490-430 TCN) quê ở Agrigiăngtơ đảo Xixin. Ông cho rằng nguồn gốc của vũ trụ không phải do đơn nguyên tố sinh ra mà là do 4 yếu tố là đất, không khí, lửa, nước tạo thành. Trong quá trình phát triển của sinh vật thì đầu tiên xuất hiện thực vật, rồi đến động vật rồi đến con người. Trong quá trình phát triển ấy, những loài có thể thích nghi với hoàn cảnh thì sinh tồn, những loài không thích nghi được thì diệt vong.

Empêđôclơ bị chết vì rơi xuống núi lửa Etna ở Xixin.

Về đầu trang

Triết học duy tâm

Trường phái triết học duy tâm của Hy Lạp và La Mã cổ đại cũng có nhiều đại biểu nổi tiếng. Họ là những học giả thông minh và có tài hùng biện.

Để chống lại phái duy vật, phái duy tâm lúc đầu thường xuất hiện dưới hình thức nguỵ biện và lập thành một trường phái- phái ngụy biện.

Phương pháp biện luận của họ là nặng về chủ nghĩa hình thức và thường thiên về lối chơi chữ. Khi tranh luận thì đặt câu hỏi liên tiếp để dồn đối phương đến chỗ bí. Tính chất duy tâm chủ yếu của phái ngụy biện là cho rằng không có chân lý khách quan mà chỉ có nhận thức chủ quan hoặc chủ nghĩa tương đối mà thôi.

Đại biểu đầu tiên của phái ngụy biện là Prôtagôrát (485-410 TCN). Ông cho rằng mọi nhận thức đều có tính chất chủ quan. Nhận thức là do cảm giác của con người kết hợp với tự nhiên mà sinh ra, do đó nhận thức của mỗi người một khác. Vì vậy, cái gì mà người ta nhận thấy hợp lý thì sự thực nó là hợp lý - "con người là thước đo của mọi sự vật". Nhưng đồng thời, mỗi sự vật đều có hai mặt, vả lại có thể có hai cách phán đoán đều hợp lý, ví dụ, tật bệnh đối với người ốm là xấu, nhưng đối với thầy thuốc là tốt.

Về đầu trang

B. Goócgiát (487-380 TCN)

Một đại biểu khác của phái nguỵ biện là Goócgiát (487-380 TCN). Ông là một nhà diễn thuyết, một nhà văn, nhà thơ xuất sắc.

Ông cho rằng "tồn tại không tồn tại". Nếu có cái gì thực sự tồn tại chăng nữa thì cũng không thể dùng ngôn ngữ để diễn tả được, vì ngôn ngữ không đủ để diễn tả tư tưởng. Từ đó ông kết luận chân lý là không có.

Về đầu trang

Một phần của tài liệu VAN MINH HY LAP VA LA MA CO DAI (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(130 trang)
w