Phát triển công nghệ

Một phần của tài liệu Luận văn: Thúc đẩy xuất khẩu hàng may mặc sang thị trường Hoa Kỳ tại công ty VINATEXIMEX docx (Trang 64 - 66)

Phát triển công nghệ là khâu trọng yếu để thực hiện chiến lược tăng tốc của ngành dệt may Việt Nam đến năm 2020. Phát triển công nghệ giúp nâng

64

chuyển giao công nghệ, có khi còn nhập khẩu cả những công nghệ lạc hậu từ

thập niên 70. Sự hạn chế trong công nghệđã ảnh hưởng đến năng suất và chất

lượng sản phẩm may mặc. Do đó, nhà nước cần có các biện pháp nhằm phát triển công nghệ cho ngành dệt may

Trước mắt là vẫn phát triển công nghệ qua con đường nhân chuyển giao công nghệ. Tuy nhiên, nhà nước cần phát triển hoạt động của bộ phận

đánh giá công nghệ nhằm giúp các doanh nghiệp trong khâu đánh giá công

nghệ.Với góc độ của nhà nước, việc đánh giá công nghệ sẽcó được tầm nhìn rộng hơn, bao quát hơn. Đánh giá công nghệ phải xác định được công nghệ

nào là hiện đại, là phù hợp với trình độ sản xuất của đất nước tránh tình trạng nhập khẩu công nghệ lạc hậu hay công nghệ quá hiện đại mà không sử dụng

được.

Về lâu dài, nhà nước cần phát triển các trung tâm nghiên cứu và phát triển công nghệ, khuyến khích các doanh nghiệp dệt may tự nghiên cứu và phát triển công nghệ của chính mình nhằm nâng cao lợi thế cạnh tranh cho hàng may mặc Việt Nam.

3.3.2.3.Đào tạo và phát triển nhân lực

Nguồn nhân lực cho ngành dệt may Việt Nam còn yếu và thiếu cảđội ngũ lao động có trình độ cao và cảđội ngũ lao động sản xuất trực tiếp.

Với đội ngũ lao động có trình độ cao, ngành dệt may thiếu những nhà thiết kế chuyên nghiệp có trình độ cao, có khả năng tạo ra các mẫu mã phù hợp với nhu cầu người tiêu dùng; thiêú đội ngũ cán bộ quản lý tốt thậm chí thiếu cả những cán bộ, nhân viên am hiểu thị trường Hoa Kỳ.

Với đội ngũ lao động trực tiếp, theo như đánh giá của các chuyên gia

nước ngoài, khả năng sử dụng thiết bị của công nhân may Việt Nam chỉ đạt hiệu suất là 70% trong khi ở các nước trong khu vực là 90%.

65

Trước tình hình đó, nhà nước cần đẩy mạnh công tác giáo dục, đào tạo, chú trọng đến đào tạo đội ngũ thiết kế, đội ngũ quản lý và đội ngũ nhân viên kinh doanh am hiểu thịtrường Hoa Kỳ thông qua việc

Đầu tư cho các trường đại học như đại học Hoa Kỳ Thuật Công Nghiệp, đại học Bách Khoa hay đại học Kiến Trúc phát triển khoa thiết kế

thời trang

Khuyến khích các sinh viên theo học chuyên ngành thiết kế thời trang Tổ chức các buổi trình diễn thời trang và các cuộc thi thời trang để tạo

điều kiện cho các nhà thiết kếcó điều kiện thử sức và khẳng định mình

Tạo điều kiện cho các sinh viên học các trường kinh tế có điều kiện tiếp xúc với thực tếđể rèn luyện kinh nghiệm thực tế ngay khi còn ngồi trên ghếnhà trường.

Còn đối với đội ngũ lao động trực tiếp thì nhà nước cần đầu tư cho các trường đào tạo công nhân ngành may nhằm tiêu chuẩn hoá các thao tác và từ đó nâng cao năng suất lao động.

Một phần của tài liệu Luận văn: Thúc đẩy xuất khẩu hàng may mặc sang thị trường Hoa Kỳ tại công ty VINATEXIMEX docx (Trang 64 - 66)