Phạm trù thiện và ác.

Một phần của tài liệu Đạo đức Mác Lê Nin (Trang 51)

- Nguồn gốc của lương tâm:

5/ Phạm trù thiện và ác.

Trong lịch sử nhân loại, phạm trù thiện, ác được đề cập rất sớm. Nhân loại bao giờ cũng mơ tới cuộc sống thiện, tốt đẹp, hạnh phúc.

Trong đời sống của dân tộc ta luôn đề cao cái thiện và đấu tranh loại trừ cái ác. “ác lai, ác báo”, “gieo gió gặp bảo”, “ở hiền gặp lành”, “chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài”, “tu nhân tích đức”.

Thiện là lợi ích của con người phù hợp với sự tiến bộ xã hội. Thiện cũng là những hoạt động phấn đấu hy sinh vì con người làm cho con người ngày càng sung sướng hơn, tự do, hạnh phúc hơn. xã hội càng văn minh càng yêu cầu con người sống thiện.

a/ Một số quan niệm thiện ác trong lịch sử:

- Các xu hướng duy tâm tôn giáo, xem cái thiện chính là ý muốn của thượng đế. + Abrelia cho rằng “ý muốn của thượng đế đó là cái thiện” và giải thích chúa là người duy nhất sáng tạo và mong cái thiện. Xung quanh chúng ta đều là cái ác và do đó con người sa ngã và mất hết tự do để vươn tới cái thiện, nên chúa phải cứu với con người ra khỏi cái ác đó chính là cái thiện của chúa.

+Platon: thượng đế đem lại cho con người điều thiện nên con người phải biết vâng mệnh thượng đế sống thiện và làm điều thiện.

+ Mạnh Tử: “nhân chi sơ tính bản thiện”.

Các quan niệm thiệc, ác trên có sai lầm cho là phạm trù tiên thiên, nó như là bản chất vốn có, thậm chí có người cho rằng con người sinh ra đã mang theo mầm móng tội ác. Họ không hiểu được bản chất xã hội và tính lịch sử của phạm trù thiện ác.

Một phần của tài liệu Đạo đức Mác Lê Nin (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)