ĐỨC HỌC.
- Phạm trù đạo đức học là những khái niệm đạo đức cơ bản phản ảnh những đặc tính căn bản, những phương diện và những quan hệ phổ biến nhất của những hiện tượng đạo đức trong đời sống hiện thực.
- Nghiên cứu các phạm trù đạo đức học giúp người nghiên cứu nắm được một cách hệ thống, cơ bản nội dung của khoa học đạo đức học.
- Hệ thống các khái niệm, phạm trù đạo đức học cung cấp phương tiện và công cụ để các chủ thể phản ảnh các hiện tượng đạo đức hết sức phức tạp, đa dạng trong đời sống hiện thực, đồng thời nó còn làm phát triển khả năng tư duy khoa học một cách hệ thống và có căn cứ.
- Phạm trù đạo đức học có lịch sử phát triển lâu dài. Trong từng thời đại và xã hội cụ thể, các phạm trù đạo đức học là sự khái quát hóa những hiện tượng và nhu cầu đạo đức của đời sống hiện thực gắn liền với sự phát triển của những điều kiện kinh tế - xã hội tương ứng.
Cùng với sự phát triển của lịch sử, nội dung các phạm trù, khái niệm đạo đức học lại được bổ sung và phát triển. Qua đó, qua hệ thống các phạm trù và những nội dung của nó phản ảnh một cách khái quát nhất sự hình thành và phát triển tư tưởng đạo đức qua các thời đại.
Các phạm trù đạo đức là sự khái quát dưới hình thức lý luận các hiện tượng đạo đức trong đời sống hiện thực và những quan niện của con người về những hiện tượng đó. Vì vậy, phạm trù đạo đức ngoài ý nghĩa thông tin các nội dung cơ bản, nó còn bao hàm sự đánh giá và nhận định các giá trị.
Tính phân cực là một trong những điểm đáng chú ý của phạm trù đạo đức học. Đó là sự phân cực giữa thiện và ác, giữa hạnh phúc và bất hạnh, lương tâm và vô lương tâm....
- Nội dung các phạm trù đạo đức học tuy là kết quả phản ảnh của đời sống hiện thực, mà còn chứa đựng những quan niệm giá trị như niềm tin bên trong đã được thăng hoa thành những tình cảm thiêng liêng cao cả.