Phạm trù lương tâm.

Một phần của tài liệu Đạo đức Mác Lê Nin (Trang 48 - 49)

II. MỘT SỐ PHẠM TRÙ ĐẠO ĐỨC HỌC CƠ BẢN.

4. Phạm trù lương tâm.

Quan niệm của các cá nhân về nghĩa vụ của mình đối với xã hội và với người khác là tiền đề của hành vi đạo đức của mình. ở đây còn chịu sự phán xử của lương tâm. Vậy lương tâm là gì?

Lương là tốt lành. Tâm là lòng. Xu hướng tiêu biểu của con người là hành động hướng thiện, mong muốn làm điều thiện và tự đ1nh giá, phán xử hành vi của mình. Có được những điều đó là nhờ có lương tâm. lương tâm là thế giới nội tâm sâu kín bên trong, nó có tác dụng điều chỉnh ý thức, hành vi của con người, nhờ có lương tâm mà đạo đức xã hội mới bảo tồn và phát triển. lương tâm giúp con người hối cải và điều chỉnh lỗi lầm. Người có lương tâm dù bất kỳ ở đâu và trong bất kỳ hoàn cảnh nào cũng giữ được nhân cách tốt đẹp của mình. Do đó lương tâm hướng con người đến những điều tốt đẹp và đấu tranh chống lại cái ác. Nếu người không có lương tâm thì họ không thể thực hiện tốt nghĩa vụ đạo đức, ngược lại họ sẳn sàng làm điều ác, tàn bạo.

a/Một số quan niệm về phạm trù lương tâm trong lịch sử.

- Platon: lương tâm là sự mách bảo của thần linh thượng đế do đó nó tồn tại vĩnh viễn.

- Locko: lương tâm là khả năng khống chế những dục vọng của mình, và tuân theo sự hướng dẫn tuyệt đối của lý trí. Ông rất coi trọng giáo dục lương tâm “khoa học mà không có lương tâm chỉ là sự phá hoại tâm hồn”.

- Kant: lương tâm là sự thao thức của tinh thần, gắn với con người như là bẩm sinh.

- Heghen: lương tâm là sản phẩm của tinh thần, là ý thức được điều thiện và lẽ công bằng.

Nhìn chung, các nhà đạo đức học trước Mác đều khẳng định lương tâm là một phạm trù của đạo đức học, là yếu tố cấu thành đạo đức nhưng lý giải về lương tâm chưa khoa học.

Một phần của tài liệu Đạo đức Mác Lê Nin (Trang 48 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)