Những mặt còn hạn chế và nguyên nhân:

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng đối với hộ sản xuất tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Đông Bình - tỉnh Nam Định (Trang 43 - 45)

1. Dư nợ hộ sản xuất 87.424 100% 107.801 100% 133.610 100%

2.3.2. Những mặt còn hạn chế và nguyên nhân:

2.3.2.1. Hạn chế

Bên cạnh những thành công, tín dụng đối với hộ sản xuất vẫn còn nhiều những mặt hạn chế cần phải khắc phục trong thời gian tới để thực sự mang lại hiệu quả cao nhất:

- Trình độ đội ngũ nhân viên chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường, thái độ giao tiếp với khách hàng còn quan liêu,thậm chí cáu gắt, không gây được thiện cảm của khách hàng, điều tối kỵ của cạnh tranh trong thời kỳ thị trường tài chính đang phát triển.Quá trình thẩm định còn sơ sài, nhiều khi mang tính hình thức.Kiểm tra giám sát quá trình sử dụng vốn chưa được quan tâm đúng mức

- Quy mô dư nợ tín dụng chưa xứng với tiềm năng. So với nhu cầu về vốn của các hộ thì quả thật NHNo&PTNT Đông Bình vẫn chưa đáp ứng được về quy mô tín dụng, vẫn còn nhiều hộ đi vay bên ngoài với lãi suất cao mà không vay ngân hàng, hoặc đi vay các ngân hàng khác, nguyên nhân của vấn đề này là do công tác Marketing ngân hàng còn quá hạn chế và hầu như chưa được thực hiện đối với hoạt động tín dụng.

- Chất lượng thông tin ngân hàng có được còn nhiều hạn chế, các hộ dân sinh sống trong khu vực phần nhiều là dân ngụ cư, không sống ở địa bàn lâu năm. Việc thẩm định gặp nhiều khó khăn và các tài sản bảo đảm cũng vì thế mà có chất lượng thấp.

- Công nghệ thông tin chưa được khai thác triệt để để phục vụ quản lý điều hành và phục vụ quá trình thẩm định vì vậy cán bộ tín dụng thường mất nhiều công sức hơn.

- Tỷ lệ nợ quá hạn thấp nhưng tốc độ xử lý nợ quá hạn còn chậm. Việc xử lý nợ quá hạn đối với hộ sản xuất gặp nhiều khó khăn do ý thức của các hộ, đặc biệt là các khoản vay tín chấp. Tài sản thế chấp của các hộ cũng thường là khó phát mại và thường các tài sản này là đất đai, lớn hơn rất nhiều so với giá trị khoản vay.

2.3.2.2. Nguyên nhân

- Nguồn vốn huy động được trên địa bàn là quá thấp so với nhu cầu tăng trưởng tín dụng. Chỉ đáp ứng được 34% nhu cầu cho vay đối với hộ sản xuất tại địa bàn. Phần thiếu hụt về nguồn vốn NHNo&PTNT Đông Bình phải xin điều chuyển, vay từ ngân hàng cấp trên và trong hệ thống với chi phí khá cao. Việc phải xin điều chuyển vốn có thể nói rằng nguồn vốn của ngân hàng là không ổn định, thường bị biến động vào các dịp cuối năm, và những lúc thị trường tiền tệ gặp khó khăn.

- Do chi phí vốn là khá cao ( phải đi vay lại tại các ngân hàng trong hệ thống để cho vay) nên lãi suất của ngân hàng vẫn còn cao, đặc biệt khi ngân hàng nhà nước đang có chính sách thắt chặt tiền tệ, hạn chế tăng trưởng tín dụng

tăng lên 1.50% /tháng đối với các khoản cho vay ngắn hạn và 1.55% /tháng đối với lãi suất cho vay trung và dài hạn và hiện vẫn còn có chiều hướng tiếp tục điều chỉnh tăng lên. Điều này làm giảm tính cạnh tranh của ngân hàng khi mà các ngân hàng khác cùng hoạt động trên địa bàn như NHCT hay VPBank có mức lãi suất thấp hơn. Lãi suất cao cũng làm cho chi phí sản xuất kinh doanh của các hộ cao lên, hạn chế lợi nhuận của các hộ, trực tiếp ảnh hưởng đến khả năng trả gốc và lãi của khách hàng.

- Do đội ngũ cán bộ tín dụng còn mỏng, trình độ nghiệp vụ còn hạn chế nên việc thẩm định đánh giá còn chưa chính xác, công tác thẩm định còn chưa được làm một cách chặt chẽ. Nhiều lúc đánh giá sai tính khả thi và hiệu quả của dự án. Tuy mô hình cho vay theo tổ nhóm làm cho việc thẩm định có vẻ đơn giản hơn do đã được các tổ trưởng giúp đỡ về mặt thông tin, nhưng nhiều khi việc dựa nhiều vào thông tin do các tổ trưởng cung cấp cũng rất rủi ro do quan hệ của tổ trưởng với các hộ hoặc do tổ trưởng không có được những thông tin chính xác.

Chương III :

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng đối với hộ sản xuất tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Đông Bình - tỉnh Nam Định (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(55 trang)
w