Hoa Kỳ
Với tốc độ tăng trưởng xuất khẩu cao trong nhiều năm, ngành dệt may của Việt Nam có nhiều triển vọng tốt trong hoạt động xuất khẩu trong tương lai. Tuy nhiên, xuất khẩu dệt may của Việt Nam sang Hoa Kỳ vẫn gặp một số những thách thức:
Nguồn nguyên phụ liệu phục vụ ngành dệt may phần lớn là phải nhập
khẩu. Hiện các doanh nghiệp dệt may phụ thuộc đến 80% vào nguyên phụ liệu
nhập khẩu, thậm chí có những mặt hàng phải nhập đến 95%
Nhiều doanh nghiệp dệt may Việt Nam thiếu chủ động với nguyên liệu đầu vào, rơi vào tình trạng càng xuất nhiều thì nguy cơ thua lỗ càng lớn
Ngành dệt may phát triển dựa trên một chuỗi sản xuất liên hoàn từ sản xuất bông, xơ, kéo sợi, dệt, nhuộm, hoàn tất vải rồi mới đến may mặc. Trong chuỗi sản xuất liên hoàn này, Việt Nam mới làm tốt được khâu cuối cùng là may mặc
Công nghiệp thiết kế mẫu mã của Việt Nam vẫn còn lạc hậu, chủ yếu là gia công và làm thuê theo đơn đặt hàng của nước ngoài, chính vì vậy giá trị gia
tăng trên mỗi sản phẩm xuất khẩu dệt may của Việt Nam còn rất thấp
Hiện nay Việt Nam gặp nhiều khó khăn về nhân lực, cơ sở hạ tầng cảng
doanh nghiệp sẽ phải cạnh tranh trong việc thu hút nguồn nhân lực, đặc biệt là cạnh tranh với các nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
Mặc dù không bị áp thuế chống bán phá giá nhưng hàng dệt may của Việt Nam vẫn chịu sự giám sát chặt chẽ bởi cơ chế giám sát hàng dệt may của Hoa
Kỳ. Thêm vào đó, hiện nay Việt Nam gặp nhiều khó khăn về nhân lực, cơ sở hạ
tầng cảng biển.
Trước những cơ hội lớn khi là thành viên WTO thì ngành dệt may Việt Nam cũng phải đối mặt với nhiều thách thức lớn trong cạnh tranh. Đó là hàng rào bảo hộ hàng sản xuất trong nước đã giảm đến mức tối đa. Thuế nhập khẩu hàng dệt may giảm ngay tức thì từ 11/1/2007, (thuế nhập khẩu hàng may mặc
giảm từ 50% xuống còn 20%, vải từ 40% xuống còn 12%). Vì vậy, các nhà sản
xuất dệt may trong nước sẽ phải cạnh tranh khốc liệt với các sản phẩm của một
số nước cạnh tranh lớn như Trung Quốc, Ấn Độ…