Đèn led, bút thử điện: điện năn g

Một phần của tài liệu Giáo án Vật Lí 9 cả năm (Trang 98 - 100)

GV: Đinh Văn Giáp THCS Thị Đầm Hà

Tuần 35 Tiết 69 KIỂM TRA HỌC KÌ II

( Đề và đáp án kèm theo)

ÔN TẬP

13. Mắt 1. Cấu tạo: 1. Cấu tạo:

- Thể thủy tinh là một TKHT bằng một chất trong suốt và mềm. Khi cơ vòng đỡ nó bóp lại hay dãn ra làm cho tiêu cự của nó thay đổi.

- Màng lưới là một màng ở đáy mắt, tại đó ảnh của vật mà ta nhìn thấy sẽ hiện lên rõ nét.

2. So sánh mắt và máy ảnh * Giống:

+ Thể thủy tinh và vật kính đều là TKHT.

+ Phim và màng lưới đều có tác dụng như màn hứng ảnh.

* Khác: Thể thủy tinh có tiêu cự thay đổi được còn vật kính có tiêu cự không thay đổi được.

3.Sự điều tiết của mắt.

Để nhìn rõ một vật cơ vòng đỡ thể thủy tinh phải co, dãn một chút để làm thay đổi tiêu cự của thể thủy tinh sao cho ảnh hiện rõ nét trên màng lưới. Quá trình này gọi là sự điều tiết của mắt. (Vật càng xa f càng lớn)

4. Điểm cực viễn:

- Điểm cực viễn ( Cv) là điểm xa nhất mà khi có một vật ở đó mắt không điều tiết có thể nhìn rõ được. - K/cách từ mắt đến điểm cực viễn gọi là khỏang cực viễn.

5. Điểm cực cận:

- Điểm cực cận (Cc) là điểm gần mắt nhất mà khi có vật ở đó mắt có thể nhìn rõ được.

- K/cách từ mắt đến điểm cực cận gọi là khỏang cực cận.

- Khi nhìn vật ở Cc, mắt điều tiết mạnh nhất nên chóng mỏi mắt.

14. Mắt cận, mắt lão

1. Những biểu hiện của tật cận thị:

- Đọc sách, phải đặt sách gần mắt hơn bình thường. - Ngồi dưới lớp chữ viết trên bảng thấy mờ.

- Ngồi trong lớp không nhìn rõ những vật ngòai sân trường.

⇒ Mắt cật không nhìn rõ những vật ở xa Cv của mắt cận gần hơn bình thường.

* Cách khắc phục tật cận thị: kính cận là TKPK, mắt cận phải đeo TKPK để nhìn rõ các vật ở xa. Kính cận thích hợp có tiêu điểm F trùng với điểm cực viễn Cv của mắt.

2. Những đặc điểm của mắt lão. - Mắt lão thường gặp ở người già.

- Sự điều tiết kém nên chỉ nhìn thấy vật ở xa mà không thấy vật ở gần.

- Cc xa hơn Cc của người bình thường.

* Cách khắc phục tật lão mắt: Mắt lão phải đeo TKHT để nhìn thấy rõ các vật ở gần. Kính lão là TKHT.

15. Kính lúp

Kính lúp là một TKHT có tiêu cự ngắn, dùng để quan sát những vật nhỏ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Hệ thức liên hệ giữa số bội giác và tiêu cự f của một thấu kính : G = 25f

- Kính lúp có số bội giác càng lớn thì có tiêu cự càng ngắn.

- Số bội giác của kính lúp cho biết ảnh mà mắt ta thu được khi dùng kính lớn gấp bao nhiêu lần so với ảnh mà mắt thu được khi quan sát trực tiếp vật mà không dùng kính.

- Dùng kính lúp có số bội giác càng lớn để quan sát thì ta thấy ảnh càng lớn.

* Cách quan sát một vật nhỏ qua kính lúp: Vật cần quan sát phải đặt trong khỏang tiêu cự của kính lúpđể cho ảnh ảo lớn hơn vật. Mắt nhìn thấy ảnh ảo đó.

16. Ánh sáng trắng – ánh sáng màu.

1. Các nguồn phát ánh sáng trắng: Mặt Trời và các đèn có dây tóc nóng sáng (bóng đèn pha của ôtô, xe các đèn có dây tóc nóng sáng (bóng đèn pha của ôtô, xe máy, bóng đèn pin, ..v.v.)

2. Các nguồn phát ánh sáng màu:

- Đèn led có loại phát ra ánh sáng đỏ, vàng, lục.. - Bút laze khi họat động phát ra ánh sáng màu đỏ - Các đèn ống phát ánh sáng màu dùng trong quảng cáo.

3. Tạo ra ánh sáng màu bằng các tấm lọc màu: có thể tạo ra ánh sáng màu bằng cách chiếu chùm sáng trắng qua một tấm lọc màu.

- Chiếu chùm sáng trắng qua tấm lọc màu ta được ánh sáng có màu của tấm lọc.

- Chiếu ánh sáng màu qua tấm lọc cùng màu ta được ánh sáng vẫn có màu đó.

- Chiếu ánh sáng màu qua tấm lọc khác màu sẽ không được ánh sáng màu đó nữa.

17. Sự phân tích ánh sáng trắng

Có thể phân tích 1 chùm sáng trắng thành những chùm sáng màu khác nhau bằng cách cho chùm sáng trắng đi qua 1 lăng kính hoặc phản xạ trên đĩa CD.

18. Sự trộn các ánh sáng màu

Ta có thể trộn 2 hay nhiều chùm sáng màu với nhau bằng cách chiếu các chùm sáng đó vào cùng một chổ trên một màn màu trắng. Màu của màn ảnh ở chổ đó sẽ

là màu mà ta thu được khi trộn các chùm sáng màu nói trên với nhau.

- Khi trộn 2 ánh sáng màu với nhau ta được ánh sáng có màu khác.

- Khi không có ánh sáng thì ta thấy tối (màu đen). Vậy không có : “ánh sáng màu đen”.

- Trộn 3 chùm sáng đỏ, lục, lam hoặc đỏ, vàng, lam với nhau một cách thích hợp ta được ánh sáng màu trắng. - Trộn ánh sáng có màu từ đỏ đến tím với nhau ta cũng được ánh sáng trắng

19. Màu sắc của các vật dưới ánh sáng màu

- Dưới ánh sáng trắng, khi nhìn thấy vật có màu nào thì có ánh sáng màu đó truyền vào mắt ta.

- Dưới ánh sáng đỏ, vật màu đỏ vẫn có màu đỏ. Vậy vật màu đỏ tán xạ tốt ánh sáng đỏ.

- Dưới ánh sáng đỏ, vật màu xanh lục có màu đen. Vậy vật màu xanh lục tán xạ kém ánh sáng đỏ.

- Dưới ánh sáng đỏ, vật màu đen vẫn có màu đen. Vậyvật màu đen không tán xạ ánh sáng đỏ. vật màu đen không tán xạ ánh sáng đỏ.

- Dưới ánh sáng đỏ, vật màu trắng có màu đỏ. Vậy vật màu trắng tán xạ tốt ánh sáng đỏ.

* Khả năng tán xạ ánh sáng màu của các vật. - Vật màu nào thì tán xạ tốt ánh sáng màu đó và tán xạ kém ánh sáng màu khác.

- Vật màu trắng tán xạ tốt tất cả các ánh sáng màu. - Vật màu đen không có khả năng tán xạ các ánh sáng màu.

20. Các tác dụng của ánh sáng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Ánh sáng chiếu vào các vật sẽ làm chúng nóng lên. Khi đó năng lượng ánh sáng đã biến thành nhiệt năng. Đó là tác dụng nhiệt của ánh sáng.

- Trong cùng điều kiện thì vật màu đen hấp thụ năng lượng ánh sáng nhiều hơn vật màu trắng.

- Ánh sáng có thể gây ra một số biến đồi nhất định đối với các sinh vật. Đó là tác dụng sinh học của ánh sáng ( năng lượng ánh sáng biến đổi thành năng lượng cần thiết cho cơ thể sinh vật)

Một phần của tài liệu Giáo án Vật Lí 9 cả năm (Trang 98 - 100)