Nấu chiết, tách lọc:

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU TÁCH CHIẾT ALGINATE TỪ RONG NÂU ĐẠT TIÊU CHUẨN ỨNG DỤNG TRONG Y HỌC (Trang 26 - 27)

- Nấu chiết: cho lượng nước gấp 20 lần so với trọng lượng khô của rong. Dùng kiềm hóa trị I để nấu chiết alginate, và thường dùng là Na2CO3, phản ứng xảy ra trong quá trình nấu chiết :

2nC5H7O4COOH + nNa2CO3→2nC5H7O4COONa + nH2O + nCO2

Nguyên tắc chung của cả hai quy trình là: alginate trong rong nâu phần lớn dưới dạng muối của ion hóa trị hai không hòa tan như : Ca2+, Mg2+. Cần phải xử lý acid để chuyển alginate sang dạng alginic, sau đó nấu chiết trong dung dịch kiềm Na2CO3, acid alginic sẽ trao đổi ion và trở thành dạng alginate hòa tan vào trong dung dịch. Sau đó lọc sạch cặn bả rong không tan, ta sẽ thu được phần dịch chứa alginate natri, vấn đề còn lại là tách nước ra khỏi dung dịch để thu được bột alginate natri. Chính trong quá trình tách nước này mà chúng ta có hai quy trình khác nhau: một quy trình tách alginate ở dạng muối alginate canxi không tan và tách ra khỏi nước, một quy trình tách alginate ở dạng gel acid alginic kết tủa. Nhưng sau đó, quy trình canxi hóa vẫn chuyển sang dạng acid alginic. Như vậy hai quy trình chỉ khác nhau căn bản có một khâu canxi hóa. Sở dĩ người ta dùng thêm khâu canxi hóa là vì alginate canxi dễ ép tách nước hơn acid alginic.

Các khâu lọc, tách nước, sấy nghiền chủ yếu phụ thuộc vào các thiết bị và trình độ chế tạo các thiết bị. Như đã nói trên, số nước sản xuất alginate không nhiều do đó các máy móc dùng trong ngành công nghiệp này mang tính đặc thù cao, không phổ biến và được giữ bí mật.

Các công trình công bố trong lĩnh vực nấu chiết không nhiều, đa số được các công ty nghiên cứu và bảo mật. Mặc khác, các thông số nấu chiết phụ thuộc vào loại rong và mục đích sử dụng. Người ta điều chỉnh các thông số trong công đoạn nấu chiết để thu được các sản phẩm alginate theo ý muốn.

Ba thông số quan trọng ở đây là nồng độ kiềm, nhiệt độ nấu chiết, và thời gian nấu chiết.

Việc nghiên cứu tách chiết alginate ở nước ta thực hiện lần đầu tiên vào năm 1961 dùng để hồ sợi. Năm 1966, bộ môn Chế Biến Trường Đại học Nha Trang đã tách chiết alginate từ rong mơ vùng biển Hải Phòng và đã ứng dụng vào việc in hoa trên vải. Sau nhiều công trình nghiên cứu, vào năm 1978, thạc sỹ Nguyễn Huy Thục đã nghiên cứu xây dựng phương pháp sản xuất alginate natri bán cơ giới năng suất 10 tấn/ năm tại xí ngiệp chế biến Hạ Long, Hải Phòng. Đây là nơi có cơ sở sản xuất alginate natri lớn nhất nước ta. Tiếc rằng sau đó với nhiều lý do, phân xưởng phải ngừng sản xuất. Quy trình sản xuất alginate natri đã được đúc kết trong hội nghị alginate natri tại Ủy ban Khoa Học Kỹ thuật Nhà nước vào tháng 11 năm 1981. Trong báo cáo này, quy trình sản xuất với các thông số kỹ thuật cũng như định mức tiêu hao nguyên liệu đã được đúc kết. sau đó vào năm 1982, Trần Văn Ân, trong luận án PTS đã đẩy việc nghiên cứu sâu hơn trong việc cải tiến các các quy trình tách chiết alginate.[1] [7][17].

Trong các công trình này, các tác giả chỉ đánh giá riêng lẽ tác dụng của từng nhân tố, mặc khác với các loại rong khác nhau, đòi hỏi chế độ nấu chiết khác nhau.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU TÁCH CHIẾT ALGINATE TỪ RONG NÂU ĐẠT TIÊU CHUẨN ỨNG DỤNG TRONG Y HỌC (Trang 26 - 27)