Nguồn gốc của tư bản cho vay

Một phần của tài liệu BaigiangNLCBcuaCN Mac-Lenin suutam (Trang 98)

Trong quá trình tuần hồn và chu chuyển của tư bản cơng nghiệp, thường xuyên cĩ một bộ phận tư bản tiền tệ ở trạng thái nhàn rỗi. Ví dụ: tiền trong quĩ khấu hao nhưng chưa đến kỳ đổi mới hoặc sửa chũa lớn tư bản cố định, tiền mua nguyen nhiên vật liệu nhưng chưa đến kỳ hạn mua, quĩ tiền lương để trả cơng nhân nhưng chưa đến kỳ phải trả, phần giá trị thặng dư dùng để tích lũy mở rộng sản xuất nhưng chưa cĩ cơ hội…Tình trạng tiền tệ để rỗi như vậy lại mâu thuẫn với bản chất của tư bản là luơn luơn vận động. Chỉ trong quá trình vận động tư bản mới cĩ khả năng sinh lời. Mặt khác, cũng do cĩ sự khác biệt về cơ hội kinh doanh giữa các nhà tư bản cá biệt. Vì vậy, nếu xét tại một thời điểm sẽ cĩ những nhà tư bản cá biệt cĩ tiền để rỗi, nhưng lại cĩ những nhà tư bản khác tìm được cơ hội đầu tư và lại rất cần tiền. Từ đĩ nảy sinh quan hệ cung - cầu về tư bản tiền tệ và xuất hiện quan hệ vay mượn lẫn nhau, trong đĩ bên cung về tư bản tiền tệ chính là bên cho vay, cịn bên cầu về tư bản tiền tệ chính là bên đi vay.

- Tư bản cho vay xuất hiện sớm trước chủ nghĩa tư bản - đĩ là cho vay nặng lãi. - Tư bản cho vay trong chủ nghĩa tư bản là một bộ phận của tư bản cơng nghiệp tách ra. Vậy: Tư bản cho vay là tư bản tiền tệ mà người chủ của nĩ nhường cho một người khác sử dụng trong một thời gian để nhận được một số lời nào đĩ. Số lời đĩ gọi là lợi tức. Ký hiệu ( z )

Tư bản cho vay cĩ những đặc điểm khác căn bản so với tư bản cơng nghiệp và tư bản thương nghiệp. Điều này được thể hiện ở chỗ: đối với tư bản cho vay thì quyền sử dụng tư bản tách rời quyền sở hữu tư bản; tư bản cho vay là hàng hĩa đặc biệt.

Tư bản cho vay vận động theo cơng thức T - T′ , trong đĩ: T′ = T + z. Nhìn vào cơng thức

Này, sự vận động của tư bản cho vay chỉ biểu hiện mối quan hệ giữa các nhà tư bản cho vay và nhà tư bản đi vay, tiền đẻ ra tiền. Do đĩ, quan hệ bĩc lột tư bản chủ nghĩa được che dấu một cách kín đáo nhất; tư bản cho vay trở nên thần bí và được sùng bái nhất.

Một phần của tài liệu BaigiangNLCBcuaCN Mac-Lenin suutam (Trang 98)