Thị phần mặt hàng chè xuất khẩu

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao sức cạnh tranh mặt hàng chè xuất khẩu trên thị trường Mỹ trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 45 - 47)

Trong những năm gần đây, do nhận thấy những tác dụng có lợi cho sức khoẻ của chè, người dân Mỹ có xu hướng chuyển sang uống chè nhiều hơn. Là một nước không sản xuất chè nên chè tiêu thụ ở nước này đều phải nhập khẩu, chủ yếu từ Achentina, Trung Quốc, Ấn Độ, Kenya và Việt Nam

Việc xem xét thị phần của mặt hàng chè xuất khẩu là một tiêu chí quan trọng để đánh giá sức cạnh tranh. Trong đó, chúng ta cần so sánh thị phần chè xuất khẩu của Việt Nam so với các đối thủ khác trên thị trường Mỹ và thị phần chè xuất khẩu sang thị trường Mỹ so với các thị trường xuất khẩu khác của Việt Nam.

Trước tiên, so sánh thị phần chè xuất khẩu của Việt Nam so với một số nước như Achentina, Trung Quốc, Ấn Độ, Kenya. Nước xuất khẩu chè lớn nhất vào Mỹ hiện nay là Achentina, các sản phẩm của Achentína xuất vào Mỹ hiện nay đều được hưởng quy chế tối huệ quốc với thuế suất bằng O%. Năm 2002 lượng xuất khẩu của Achentina vào Mỹ là 23.750 tấn chiếm 14,5% lượng chè nhập khảu vào Mỹ. Một đối tác chiến lược khác của Mỹ là Ấn Độ, hàng hóa của nước này khi nhập khẩu vào Mỹ đều được hưởng quy chế tối huệ quốc và được hưởng thuế suất ưu đãi. Do có mặt trên đất Mỹ từ lâu đời, sản phẩm chè của Ấn Độ đã tạo cho mình một chỗ đứng trong lòng người tiêu dùng và một nhãn hiệu riêng. Chỉ tính riêng trong năm 2002, Ấn Độ đã xuất vào Mỹ lượng chè là 17,8 ngàn tấn, chiếm 10,86%. Trung Quốc và Kenya là hai nước có tiềm lực sản xuất và xuất khẩu chè rất lớn và hiện đang có những chiến lược thâm nhập vào thị trường Mỹ. Về phía Việt Nam, tính trong năm 2002 lượng xuất khẩu chè của Việt Nam vào Mỹ đạt 1,9 tấn, trị giá 1,5 triệu USD và chỉ chiếm 2% về số lượng và 0,93% về giá trị. Như vậy, so với những đối thủ cạnh tranh lớn như Achentina và Ấn Độ, thị phần chè của Việt Nam vẫn còn rất nhỏ bé, sức cạnh

Hình 2.2 Thị phần nhập khẩu chè của Mỹ năm 2002

So sánh giữa các thị trường nhập khẩu chè của Việt Nam với nhau. Trước khi chiến tranh Irắc xảy ra (năm 2003), Irắc là thị trường nhập khẩu chè lớn nhất của Việt Nam. Thuận lợi lớn của việc xuất khẩu sang thị trường Irắc so với thị trướng Mỹ đó là thị trường Irắc không đòi hỏi ngặt nghèo về chất lượng sản phẩm, đồng thời mặt hàng chè không bị cạnh tranh với các loại đồ uống có cồn, đồ uống có ga khác do quy định của tập quán, tôn giáo. Từ năm 2004 trở lại đây, những thị trường dẫn đầu về nhập khẩu chè của Việt Nam là Đài Loan, Pakistan, Ấn Độ, Nga, Nhật Bản, trong đó Đài Loan và Pakistan là hai thị trường nhập khẩu nhiều nhất. Năm 2006, Pakistan chiếm 40% thị trường xuất khẩu chè của nước ta, Nga chiếm 23%, Đài Loan chiếm 17%. Trong những năm 2007, năm 2008 Đài Loan liên tục giữ vị trí đứng đầu. Theo số liệu mới nhất của Hiệp hội chè Việt Nam, tính chung 8 tháng năm 2008 Việt Nam đã xuất sang Đài Loan 12,6 nghìn tấn chè, đạt kim ngạch 14,8 triệu USD. Sản lượng và KNXK chè của Việt Nam ở những nước này cao hơn ở thị trường Mỹ nguyên nhân chủ yếu do những thị trường này tương đối dễ tính đối với chè nhập khẩu. Tuy

nhiên, trong những năm gần đây những thị trường này cũng đã đưa ra những yêu cầu Việt Nam phải nâng cao chất lượng chè của mình, nếu không sẽ cắt giảm sản lượng nhập khẩu hoặc nghiêm cấm nhập khẩu chè Việt Nam. Thực tế, đã có một số thị trường từ chối nhập khẩu chè Việt Nam như: Ailen, Bỉ, Campuchia, Đan Mạch, Hàn Quốc, Pháp, Thuỷ Điển…..Như vậy, một lần nữa yêu cầu nâng cao chất lượng chè Việt Nam xuất khẩu lại được đặt ra, đòi hỏi sự quan tâm của Nhà nước, ngành chè và nhất là ý thức trong sản xuất chè có chất lượng cao của từng doanh nghiệp, cơ sở sản xuất chè.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao sức cạnh tranh mặt hàng chè xuất khẩu trên thị trường Mỹ trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(76 trang)
w