I. QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƯỚNG, MỤC TIÊU ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NGÀNH THỦY SẢN VIỆT NAM
1. Giải pháp đầu tư thúc đẩy công nghiệp hoá hiện đại hoá ngành thuỷ sản.
Trong những năm qua, sự đóng góp của ngành thuỷ sản vào tăng trưởng kinh tế Việt Nam ngày càng lớn và khẳng định được thuỷ sản là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn cuả quốc gia. Nhưng chúng ta cũng thấy rõ được những khó khăn trước mắt của ngành. Từ những quan điểm và định hướng được xây dựng và quán triệt để phát triển ngành thuỷ sản, chúng ta phải có những giải pháp cụ thể và thiết thực để đầu tư giải quyết những khâu yếu kém còn tồn tại, mở rộng phát triển sản xuất, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường tiêu thụ, đưa ngành thuỷ sản Việt Nam thành một trong những thị trường xuất khẩu lớn của thế giới, góp phần vào sự tăng trưởng kinh tế của đất nước. Sau đây là một số giải pháp cơ bản mang tính tổng thể để đầu tư phát triển ngành thuỷ sản Việt Nam.
1. Giải pháp đầu tư thúc đẩy công nghiệp hoá- hiện đại hoá ngành thuỷ sản. sản.
Để có thể phát triển ngành thuỷ sản theo hướng tăng trưởng bền vững và có hiệu quả cao, trong thời gian tới và đến năm 2010 ngành cần hướng vào đầu tư chuyển đổi cơ cấu kinh tế nghề cá trong mọi linh vực: khai thác, nuôi trồng, dịch vụ theo định hướng chú trọng tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu, để tiến đến một nghề cá hiện đại, có sức cạnh tranh và hiệu quả cao trong kinh tế thị trường, kết hợp giữa sự phát triển phù hợp với đặc thù sinh thái và kinh tế xã hội của các vùng, các địa phương trên cơ sở lợi ích toàn cục trong các chương trình thống nhât.
Để tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá ngành thuỷ sản theo phương hướng trên cần thực hiện các giải pháp đầu tư sau:
• Đầu tư phát triển và nâng cao hiệu quả đánh bắt hải sản xa bờ, chuyển đổi cơ cấu nghề nghiệp và bảo vệ nguồn lợi hải sản vùng gần bờ. Khuyến khích các thành phần kinh tế có kinh nghiệm sản xuất, có năng lực tài chính, có khả năng quản lý, đóng tàu công suất lớn, hiện đại có đủ điều kiện hậu cần dịch vụ, thông tin liên lạc, neo đậu trú bão, dự báo ngư trường để bám biển dài ngày và khai thác các đối tượng có giá trị kinh tế cao để xuất khẩu, phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng cảng, bến cá, chợ cá đủ sức làm công tác hậu
cần dịch vụ đánh bắt hải sản. Hoàn chỉnh ngành công nghiệp hỗ trợ như cơ khí điện lạnh, đóng sửa tàu thuyền, sản xuất vật liệu, ngư lưới cụ, bao bì.
• Phát triển mạnh mẽ ngành nuôi trồng thuỷ sản: Hình thành hợp lý các vùng nuôi công nghiệp hiện đại kết hợp với mở rộng nuôi sinh thái, đầu tư đồng bộ hệ thống kênh, cống, đê, bao cấp thoát nước, điện, giao thông vận tải. Thực hiện nuôi các loài có giá trị kinh tế cao như tôm sú, cua biển…Phát triển nghề nuôi biển để nuôi các đối tượng: cá giò, bào ngư, trai ngọc….và các đặc sản khác. Hoàn chỉnh đầu tư hệ thống giống thuỷ sản quốc gia trong cả nước, gắn sản xuất giống với các yêu cầu ưu tiên phát triển nuôi trồng thuỷ sản, đặc biệt là nuôi phục vụ xuất khẩu. Đầu tư quy hoạch lại và phát triển các trại giống nuôi trồng thuỷ sản do dân đầu tư. Phát triển ngành công nghiệp sản xuất thức ăn cho nuôi trồng thuỷ sản, cơ sở sản xuất thuốc phục vụ sản xuất giống, phòng trừ dịch bệnh.
• Xây dựng các cơ sở chế biến thuỷ sản với công nghệ hiện đại, sản phẩm đáp ứng đầy đủ các yêu cầu chất lượng vệ sinh và an toàn thực phẩm theo quy định quốc tế, xuất khẩu các mặt hàng có giá trị đến các thị trường trên thế giới chú trọng đến các thị trường Nhật, Mỹ, EU, Trung Quốc.
• Từng bước hiện đại hoá gắn với sắp xếp lại các cơ sở nghiên cứu khoa học và công nghệ, trang bị các phương tiện hiện đại để nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng, chuyển giao công nghệ cho các thành phần kinh tế phát triển ngành, nhập công nghệ và nghiên cứu phát triển công nghệ sản xuất giống để chuyển giao cho dân sản xuất đại trà các loại giống có giá trị kinh tế cao, sản lượng hàng hoá lớn.
• Hình thành hệ thống đào tạo lao động cho ngành
• Phát triển nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ, nhiều trang trại thuỷ sản theo hướng hiện đại, có nhiều nhà quản lý giỏi, nắm bắt được thị trường tạo ra nhiều kim ngạch xuất khẩu và lợi nhuận.