Kiến nghị đối với Ngân hàng nhà nước:

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng quản lí rủi ro trong thanh toán quốc tế theo L/C tại BIDV Hà Thành (Trang 77 - 79)

3.3.2.1. Phát triển thị trường ngoại tệ liên ngân hàng, thị trường ngoại hối Việt Nam:

Chính sách quản lí tỉ giá ngoại hối của Nhà nước cần có sự điều chỉnh để đưa tỉ giá trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng sát với thị trường.

Giám sát trạng thái ngoại hối cuối ngày của ngân hàng, bắt buộc các ngân hàng thương mại phải xử lí trạng thái ngoại hối của mình bằng việc mua bán ngoại tệ.

Phát triển các nghiệp vụ vay mượn ngoại tệ, nghiệp vụ đầu cơ, nghiệp vụ tiền gửi qua đêm và các hình thức mua bán ngoại tệ như: mua bán kì hạn, hợp đồng tương lai, hoán đối ngoại tệ, quyền mua, quyền bán…

Tăng cường hơn nữa vai trò của ngân hàng nhà nước khi đóng vai trò là chủ thể cuối cùng trong giao dịch mua bán ngoại tệ, tham gia và tác động kịp thời giúp cho các ngân hàng thương mại duy trì được trạng tái ngoại tệ an toàn của mình. Ngân hàng nhà nước cần đóng vai trò thanh toán bù trừ quốc tế, tức là trung gian thanh toán quốc tế cho các ngân hàng, điều này sẽ đẩy mạnh tốc độ thanh toán quốc tế, hạn chế được chi phí trung gian.

3.3.2.2. Cần tăng cường chất lượng hoạt động của trung tâm thông tin tín dụng Ngân hàng nhà nước (CIC).

Việc thu thập, phân tích, xử lý kịp thời và chính xác các thông tin về tình hình tài chính, quan hệ tín dụng, khả năng thanh toán, tư cách pháp nhân của các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài là vô cùng quan trọng. Để công tác thông tin phòng ngừa rủi ro đạt hiệu quả cao, cần áp dụng các biện pháp:

Tăng cường trang bị các phương tiện thông tin hiện đại cho trung tâm thông tin tín dụng Ngân hàng nhà nước để có điều kiện thu thập, cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác, kịp thời.

Có cơ chế khuyến khích và bắt buộc đối với các tổ chức tín dụng về việc cung cấp thường xuyên các thông tin về tình hình dư nợ của các doanh nghiệp tại tổ chức tín dụng.

3.3.2.3. Công tác điều hành chính sách tỉ giá cần linh hoạt và phù hợp với thực tế.

Tỉ giá hối đoái là một yếu tố rất nhạy cảm, nó không những ảnh hưởng tới lĩnh vực xuất nhập khẩu mà còn tác động tới toàn bộ các mặt hoạt động của đời sống kinh tế xã hội. Việc lựa chọn chế độ tỉ giá thả nổi có sự điều tiết

quản lí của nhà nước là hợp lí, xong cần đổi mới cơ chế điều hành tỉ giá theo hướng tự do hóa dần.

Ngân hàng nhà nước cần nâng cao dự trữ ngoại tệ của nhà nước tương xứng với nhịp độ phát triển kim ngạch xuất nhập khẩu.

Xác định một cơ cấu dự trữ ngoại tệ hợp lí trên cơ sở đa dạng hóa rổ ngoại tệ mạnh, không nên neo giữ đồng Việt Nam vào đồng đôla Mĩ. Khuyến khích các doanh nghiệp xuất nhập khẩu đa dạng hóa cơ cấu tiền tệ trong giao dịch thương mại.

Chuẩn xác hóa các chỉ số kinh tế vĩ mô như lạm phát, lãi suất, thực trạng cán cân thanh toán, nợ nước ngoài để giúp nhà nước lựa chọn phương án điều chỉnh tỉ giá có hiệu quả hơn.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng quản lí rủi ro trong thanh toán quốc tế theo L/C tại BIDV Hà Thành (Trang 77 - 79)