Nhận xét khả năng ứng dụng của máy đo

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, đề xuất giải pháp kỹ thuật sử dụng phanh thủy lực DYNOnite 13 Dual Roto (Trang 26 - 28)

Sau khi xem xét tổng thể máy đo DYNOmite 13 Dual Rotor, các phụ kiện thiết bị kèm theo phanh và tình trạng hoạt động của phanh ta có nhận xét :

- Thiết bị đo không có bệ thử, không có bơm cấp nước và tháp làm lạnh, van điều khiển tải điện tử… nên khi sử dụng cần phải chế tạo bệ thử, chế tạo bộ phận dẫn động và lắp thêm máy bơm để cung cấp nước cho phanh.

- Qua đường đặc tính tải này ta nhận thấy dyno có thể kiểm tra động cơ không hạn chế với tốc độ tối thiểu, chỉ cần đáp ứng yêu cầu:

- Công suất động cơ và momen tải không vượt quá công suất và momen tải của thiết bị thể hiện trên đường đặc tính tải tại số vòng quay đó.

- Về khả năng ứng dụng phanh DYNOmite 13 cho công tác khảo nghiệm động cơ tại bộ môn động lực, các động cơ tại phòng thực hành bộ môn động lực thường là động cơ thủy với tốc độ đầu ra hộp số thấp thường dưới 800 vòng/phút So sánh giá trị này trên đường đặc tính của phanh ta nhận thấy công suất tối đa tại đó mà DYNOmite có thể đo được khoảng  25 HP không thể phù hợp.

Mặt khác việc điều chỉnh van tải bằng tay gây khó khăn cho việc sử dụng phanh ở đường đặc tính có giá trị cực đại mà tại giá trị tốc độ đó khả năng gây tải của phanh là lớn nhất do lượng nước cấp vào không ổn định, không phù hợp với lượng nước thải ra.

Vì vậy ta phải làm tăng tốc độ truyền của động cơ đến phanh bằng phương pháp sử dụng bộ truyền trung gian. Có các giải pháp kỹ thuật như sử dụng bộ truyền đai, bộ truyền xích hay bộ truyền bánh răng để phù hợp tốc độ quay của động cơ với bộ hút thu. Nhằm tăng khả năng gây tải của bộ hút thu.

CHƯƠNG II

PHÂN TÍCH VÀ LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN BỘ TRUYỀN TRUNG GIAN CHO PHANH THỦY LỰC DYNOMITE

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, đề xuất giải pháp kỹ thuật sử dụng phanh thủy lực DYNOnite 13 Dual Roto (Trang 26 - 28)