3.1. Khái quát chung.
Nhu cầu hiện nay của thực tiễn sản xuất và tiêu thụ sản phẩm cần từng bước tiêu chuẩn hoá các hoạt đọng hỗ trợ và giám sát kỷ thuật trong nền kinh tế quốc dân đòi hỏi cần phát triển toàn diện kỷ thuật và công nghệ đo lường hiện đại để đáp ứng các nhu cầu về hội nhập kinh tế.
Nghiên cứu kỷ thuật và công nghệ đo lường không những rất cần đối với tất cả cán bộ làm công tác đo lường mà còn cho tất cả các ngành kỷ thuật như: Điện, Điện tử, Cơ khí, Xây dựng v.v...
Phát triển kỹ thuật và công nghệ đo lường có ý nghĩa, vai trò đặc biệt quan trọng trong công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học của trường Đại học Nông nghiệp I và khoa Cơ Điện, nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ đổi mới trong đào tạo và nghiên cứu khoa học, góp phần vào quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá đát nước. Đáp ứng công tác nghiên cứu ứng dụng đo lường kiểm tra chất lượng sản phẩm các thiết bị máy móc cơ điện, sử dụng Điện năng v.v... phục vụ phát triển Nông nghiệp và chế biến nông sản.
Đo lường phục đào tạo, phép đo không đòi hỏi độ chính xác cao, được thực hiện trong vùng tham số tương đối ổn định, tĩnh tại. Do vậy phương pháp đo thường đơn giản (phương pháp đo trực tiếp), dụng cụ, phương tiện đo không cần độ chính xác cao (khoảng từ 0,5 đến 2,5). Trong nghiên cứu triển khai các đại lượng Cơ Điện Nông nghiệp, đo lường thực nghiệm có vị trí vai trò quan trọng và thực hiện trong điều kiện phức tạp như: Đại lượng cần đo thay đổi theo quy luật
ngẫu nhiên, trong điều kiện không ổn định, chịu tác động của môi trường v.v... Vì vậy cần lựa chọn phương pháp đo, phương tiện đo, dụng cụ đo sao cho phù hợp.