2.l Lựa chọn trang thiết bị đo lường Cơ Điện .
Do tính chất các môn học của các ngành trong khoa Cơ Điện đòi hỏi công tác đo lường thử nghiệm phải chuẩn mực , các trang thiết bị cần phù hợp với đại lượng đo và thích nghi vói điều kiện tiến hành đo và thí nghiệm đo. Đồng thời phải đáp ứng trang bị cho từng bộ môn trong khoa và các thiết bị phải có đọ chính xác đủ cao trong công tác nghiên cứu khoa học của cán bộ và sinh viên trong toàn Khoa Cơ Điện .
Trang thiết bị đo lường của Khoa Cơ Điện phải thoả mãn các yêu cầu đã nêu ở chương 1mục 1.2 và đảm bảo các tiêu chí cần thiết sau :
2.1.1 Thiết bị đo các đại lượng điện.
a. Mục đích sử dụng:
- Phục vụ cho các bài thực tập của chuyên ngành Điện, Cơ khí, Công trình. - Phục vụ cho nghiên cứu khoa học .
b. Đối tượng phục vụ:
- Sinh viên ngành Điện, Cơ khí, Công trình.
- Cán bộ trong khoa, cao học ngành Điện và nghên cứu sinh.
c. Đại lượng cần đo:
Dòng điện, Điện áp, Công suất, Tần số, Hệ số cosϕ, Điện trở, Điện cảm, Điện dung.
2.1.2 Thiết bị đo về độ cứng, độ bóng bề mặt kim loại .
a. Mục đích sử dụng.
- Phục vụ cho các bài thí nghiệmthực hành các môn học kỹ thuật kim loại . - Dung sai đo lường, công nghệ kim loại .
b. Đối tượng phục vụ:
c. Các đại lượng cần đo.
- Đo độ bóng bề mặt . - Đo độ cứng kim loại.
- Xác định kết cấu vật liệu kim loại .
2.1.3 Thiết bị đo các đại lượng động lực học vủa liên hợp máy.
1. Mục đích sử dụng.
Phục vụ cho các bài thí nghiệm của các môn học . - Cơ lý thuyết.
- Nguyên lý máy . - Động lực học.
- Lý thuyết máy nông nghiệp . - Lý thuyết liên hợp máy.
2. Đối tượng phục vụ.
- Sinh viên ngành cơ khí . - Cao học ngành cơ khí .
- Nghiên cứu sinh về ngành cơ khí và các cán bộ nghiên cứu khoa học .
3. Đại lượng cần đo.
- Vận tốc . - Gia tốc.
- Lựckéo , nén . - Mômen xoắn. - Công suất.
2.1.4 Thiết bị đo các đại lượng cơ học.
1. Mục đích sử dụng:
Phục vụ cho thực hành thí nghiệm các môn học cơ sở về cơ học và cơ khí cho một số môn học cuẩ chuyên ngành cơ khí , ngành công trình .
2. Đối tượng phục vụ:
Sinh viên chính quy và tại chức ngành cơ khí, Điện ,Công thôn, đào tạo sau đại học , nghiên cứu sinh.
1.1.5 Thiết bị thử nghiệm .
1. Mục đích sử dụng.
Phục vụ giảng dạy , thực tập cho các môn học của chuyên ngành động lực ôtô, máy kéo , cho các mônhọc của Bộ môn máy nông nghiệp .
2. Đối tượng phục vụ:
Sinh viên chuyên ngành cơ khí nông nghiệp , cơ khí động lực , cơ khí chế biến , sinhy viên các khoa khác trong trường , cán bộ trong khoa , cao học ngành cơ khí và nghiên cứu khoa học .
3. Nội dung nghiên cứu:
- Thử nghiệm và kiểm tra hệ thống chiếu sáng trên ôtô, máy kéo.
- Thử nghiệm va kiểm tra hệ thống đốt sáng, hệ thống điều khiển ôtô, máy kéo . - Thử nghiệm và kiểm tra chuẩn đoán động cơ.
- Thử nghiệm và chuẩn đoán kỹ thuật của ôtô, máy kéo.
2.1.6 Tiêu chí lựa chọn.
1.Tính hiện đại .
Phương tiện dụng cụ được trang bị phản ánh trình độ khoa học kỹ thuật công nghệ tiên tiến hiện nay trên thế giới, tính năng kỹ thuật cao như độ ổn định, độ tin cậy và thuận tiện trong sử dụng. Các thiết bị phù hợp với các yêu cầu ở 2.1 đáp ứng đầy đủ công tác đào tạo và nghiên cứu triển khai cơ điện nông nghiệp.
2. Tính hệ thống.
Đáp ứng nhu cầu cấu hình gọn, có khả năng hỗ trợ và bổ xung lẫn nhau trong các phép đo cần thiết nhưng không chồng chéo. Có thể mở rộng nâng cấp khi có nhu cầu, có khả năng nối ghép thành hệ thống và phát triển hệ đo lường thử nghiệm.
Phục vụ công tác đo lường trong phòng thí nghiệm và ngoài hiện trường khi cần thiết, có thể đo riêng rẽ từng chỉ tiêu hoặc đo lường hợp bộ đa chỉ tiêu khi cần thiết.
4. Độ bền.
Các trang thiết bị phải được nhiệt đới hoá, làm việc ổn định trong môi trường khắc nghiệt, chịu rung động với các thiết bị lưu động, thuận lợi trong vận chuyển.
5. Giá cả.
Phù hợp với khả năng đầu tư.
6. Nguồn cung cấp.
Ưu tiên các công ty, các hãng cung cấp có uy tín có dịch vụ mua bán và dịch vụ kỹ thuật đo lường tốt.
2.2.Tổ chức quản ký sử dụng trang thiết bị phòng kỹ thuật đo lường.
Theo các thông tin về kinh tế-kỹ thuật của trang thiết bị đo lường được cung cấp lắp đặt tại các phòng thí nghiệm của khoa Cơ Điện được thu thập từ các công ty nước ngoài, các hãng sản xuất như hãng chế tạo của Mỹ, Thuỵ sĩ, Nhật Liên xô....Trên cơ sở đó lựa chọn trang thiết bị theo yêu cầu(mục 2.1) phục vụ đào tạo và nghiên cứu khoa học.
Đối với các phòng thí nghiệm phục cho công tác đào tạo (thí nghiệm thực hành của sinh viên) nên chọn các thiết bị phương tiện đo lường có cấp chi nhs xác thấp từ 1 đến 2,5. Việc sử dụng các trang thiết bị đo, các kỹ sư, cán bộ giảng dạy chuyên môn phụ trách ở các bộ môn hoặc các kỹ thuật viên chuyên trách, có định kỳ bảo dưỡng, kiểm tra hiệu chuẩn.
Đối với các thiết bị phục vụ cho công tác nghiên cứu khoa học, hiệu chuẩn các thiết bị đo(phòng hoặc nhóm đo lường) các thiết bị có độ chính xác cao, mang tính hệ thống với chương trình phần mềm hiện đại và có khả năng kết nối với máy tính, sử dụng các trang thiết bị phải là những kỹ sư, cán bộ kỹ thuật chuyên trách hiểu biết trong các lĩnh vực:Điện tử, điện kỹ thuật, tin học.
Để tiện cho công tác quản lý sử dụng ta phân hệ thống đo lường khoa cơ điện thành các nhóm chính như sau:
-Nhóm đo lường chuyên ngành điện -Nhóm đo lường cơ học
-Nhóm đo lường động lực học.
Các nhóm này được trang bị hệ thống các thiết bị, dụng cụ có độ chính xác cao, đồng bộ và hiện đại nhằm phục vụ chủ yếu công tác nhiên cứu khoa học, các đề tài nghiên cứu của cans bộ và sinh viên, phục vụ đào tạo sau đại học. Trợ giúp các phòng thí chuyên môn trong công tác đo lường như cung cấp các thông tin,hiệu chỉnh các dụng cụ,tham gia thực hiện các phép đo khi cần thiết v.v...
Để hoàn thành nhiệm vụ trên cần một kỹ sư và một kỹ thuật viên chuyên trách các phòng thí nghiệm chuuyên môn được trang bị các phương tiện dụng cụ có độ chính xác không cao, phục vụ chủ yếu công tác thí nghiệm thực hành của sinh viên theo chương trình đào tạo của khoa và của trường
Quản lý và sử dụng trong các thiết bị trong các phòng thí nghiệm chuyên môn là cán bộ giảng dạy trực tiếp môn học hoặc các kỹ thuật viên chuyên trách thí nghiệm
Nếu cơ sở vật chất cho phép có thể kết hợp nhóm các phòng thí nghiệm chuyên môn, tổ chức thực hiện theo một kế hoạch thống nhất
Ngoài các nhóm trên có thể bổ xung tăng cường một số các phương tiện dụng cụ có đọ chính xác cao đáp ứng công tác đào tạo và nghiên cứu triển khai trong thời gian hẹp . Đồng thời xây dựng phòng đo lường cơ điện nông nghiệp được đầu tư cả về chiều sâu lẫn quy mô phục vụ chủ yếu công tác nghiên cứu khoa học. Đáp ứng đầy đủ các nhu cầu về đo lường cơ điện nông nghiệp của Khoa và Trường. Từ đó tiến tới tham gia vào hệ thốngTiêu chuẩn đo lường chất lượng Nhà nước, góp phần tăng cường quản lý chất lượng theo pháp lệnh Nhà nước về tiêu chuẩn đo lường chất lượng máy móc thiết bị Cơ Điện Nông nghiệp. Việc tổ chức quản lý sử dụng các thiết bị đo lường có hiệu quả là công tác hết sức công phu và phức tạp có liên quan đến rất nhiều vấn đề, cần có sự quan tâm của lãnh đạo nhà trường, các bộ ngành có liên quan và toàn thể cán bộ công nhân viên trong khoa.
Phòng thí nghiệm chịu sự quản lý điều hành trực tiếp của ban chủ nhiệm khoa Cơ Điện,tổ chức thực hiện các nhiệm vụ phòng là các kỷ sư và các kỷ thuật viên chuyên trách.