Chẩn đoán hệ thống phun xăng điện tử

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sử dụng oxylosop vào công tác chuẩn đoàn kỹ thuật động cơ đốt trong (Trang 77 - 84)

Các tín hiệu đầu ra từ các cảm biến trong hệ thống phun xăng điện tử như: điều khiển vòi phun( N0i ), tín hiệu đánh lửa (IGF), tín hiệu vòng quay (NE), thời điểm đánh lửa (IGT) v.v, có giá trị nằm trong khoảng 1  12 V. Giá trị này nằm trong khoảng giá trị mà dao động ký thể hiện các xung rõ nét trên màn hình. Do đó, ta không cần dùng mạch khuếch đại, chỉ cần tiến hành đo trực tiếp.

1. Chẩn đoán hệ thống phun xăng điện tử trên mô hình phun xăng điện tử

H. 3-19 Mô hình phun xăng điện tử

+ Tiến hành đo:

- Bật công tắc dao động ký và điều chỉnh chế độ màn hình. - Khởi động mô hình và điều chỉnh ở chế độ chạy quy định.

- Lần lượt đưa đầu dây tín hiệu của dao động ký vào các của các cảm biến chính trên mô hình.

- Quan sát, điều chỉnh hình ảnh hiển thị của xung sao cho ổn định và theo dõi.

+ Một số kết quả đạt được:

 Điều khiển vòi phun chính ( NOi )

Hình ảnh thu được ở hình 3-20 ứng với chế độ không tải. Xung thể hiện trên hình không được rõ là do xung chạy nhanh.Tuy nhiên, dạng xung thu

được giống với xung của nhà chế tạo cung cấp ( hình 3-21 ). Điều này chứng tỏ vòi phun hoạt động tốt.

H. 3-20 Xung điều khiển kim phun H. 3-21 Dạng xung chuẩn ứng với chế độ không tải

 Tín hiệu hồi tiếp ( IGf )

Hình ảnh thu được ở hình 3-22. Dạng xung thu được giống với xung của nhà chế tạo cung cấp ( hình 3-23 ). Điều này chứng tỏ tín hiệu hồi tiếp hoạt động tốt.

 Cảm biến vị trí piston ( G )

Xung thể hiện trên hình 3-24 bị đứt đoạn là do xung chạy nhanh. Tuy nhiên, dạng xung thu được giống với xung của nhà chế tạo cung cấp ( hình 3-25 ). Điều này chứng tỏ cảm biến vị trí piston hoạt động tốt.

H. 3-24 Xung cảm biến vị trí piston H. 3-25 Dạng xung chuẩn

 Thời điểm đánh lửa ( IGt )

Hình ảnh thu được ở hình 3-26. Dạng xung thu được giống với xung của nhà chế tạo cung cấp (hình 3-27). Điều này chứng tỏ tín hiệu thời điểm đánh lửa hoạt động tốt.

 Cảm biến tốc độ động cơ ( Ne )

Dạng xung thu đựợc khi tiến hành đo được thể hiện ở hình 3-28. Dạng xung này giống với xung của cảm biến tốc độ ( 1 cuộn kích, 24 răng ) ứng với tốc độ chậm do nhà chế tạo cung cấp ( hình 3-29 ). Điều này chứng tỏ cảm biến tốc độ hoạt động tốt.

H. 3-28 Xung cảm biến tốc độ H. 3-29 Dạng xung chuẩn ứng với tốc độ chậm

 Công tắc toàn tải (VTA )

Dạng xung thu được ở hình 3-30 và hình 3-31. Khi thay đổi tải, quan sát xung, ta thấy xung dao động lên xuống mà không thay đổi dạng xung. Điều này cho thấy, cảm biến tải hoạt động tốt.

H. 3-30 Xung tín hiệu tải ở chế độ tải nhẹ

H. 3-31 Xung tín hiệu tải khi tăng tải

2. Chẩn đoán hệ thống phun xăng điện tử trên động cơ TOYOTA - TCCS 3FE

 Điều khiển vòi phun chính ( NOi )

Hình ảnh thu được ở hình 3-32 ứng với chế độ không tải. Xung thể hiện trên hình bị đứt đoạn là do xung chạy nhanh. Tuy nhiên, dạng xung thu được giống với xung của nhà chế tạo cung cấp ( hình 3-33 ). Điều này chứng tỏ vòi phun hoạt động tốt.

H. 3-32 Xung điều khiển kim H. 3-33 Dạng xung chuẩn phun ứng với chế độ không tải

 Thời điểm đánh lửa (IGt)

Hình ảnh thu được ở hình 3-34. Dạng xung thu được giống với xung của nhà chế tạo cung cấp ( hình 3-35 ). Điều này chứng tỏ tín hiệu thời điểm đánh lửa hoạt động tốt.

 Cảm biến tốc độ động cơ (Ne )

Dạng xung thu đựợc khi tiến hành đo được thể hiện ở hình 3-36. Xung thể hiện trên hình không được rõ là do xung chạy nhanh. Tuy nhiên, dạng xung này giống với xung của cảm biến tốc độ (1 cuộn kích, 4 răng) do nhà chế tạo cung cấp ( hình 3-37). Điều này chứng tỏ cảm biến tốc độ hoạt động tốt.

H. 3-36 Xung cảm biến tốc độ động cơ H. 3-37 Dạng xung chuẩn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sử dụng oxylosop vào công tác chuẩn đoàn kỹ thuật động cơ đốt trong (Trang 77 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)