3.3.1. Chẩn đoán hệ thống đánh lửa
Khi ta đưa trực tiếp tín hiệu của kẹp cảm biến đánh lửa vào dao động ký. Trên màn hình của dao động ký, ta không thể quan sát xung đánh lửa. Mặc dù đã điều chỉnh chính xác giống như đường đặc tính đánh lửa mà nhà chế tạo cung cấp.
Do đó, ta phải có thêm mạch khuếch đại, để khuếch đại giá trị của tín hiệu từ kẹp cảm biến với trị số nhỏ thành trị số lớn nằm trong khoảng giá trị. mà dao động ký thể hiện rõ nét nhất đường đặc tính trên màn hình.
1. Chẩn đoán hệ thống đánh lửa trên động cơ TOYOTA - TCCS 3FE
H. 3-8 Bảng điều khiển động cơ
+ Tiến hành đo:
- Kẹp cảm biến vào dây cao áp bugi.
- Gắn đầu ra của kẹp cảm biến vào đầu vào của mạch khuếch đại. - Gắn đầu ra của mạch khuếch đại vào dây tín hiệu của dao động ký. - Bật công tắc dao động ký và điều chỉnh chế độ màn hình.
- Khởi động động cơ, điều chỉnh cho động cơ ở chế độ chạy quy định. - Quan sát, điều chỉnh hình ảnh hiển thị của xung sao cho ổn định và theo dõi.
+ Một số kết quả đạt được:
Sau khi tiến hành đo, thu được một số kết quả được thể hiện ở các hình 3-10 ứng với tốc độ chậm. Dạng xung thu được giống với xung của nhà chế tạo cung cấp ( hình 3-11 ). Điều này chứng tỏ hệ thống đánh lửa hoạt động tốt.
Vì lý do mạch khuếch đại làm không được tốt, nên vẫn còn bị nhiễu tín hiệu. Do đó, hình ảnh thu được không được rõ lắm vì còn có xung của tín hiệu khác.
H. 3-10 Xung đánh lửa ứng H. 3-11 Dạng xung chuẩn với tốc độ chậm
2. Chẩn đoán hệ thống đánh lửa điện tử trên mô hình phun xăng điện tử
Hình ảnh xung thu được ứng với tốc độ cao. Chế độ này cho phép xác định chất lượng của hệ thống và xác định sự không đồng đều của các xung trong cùng một xylanh.
Từ hình ảnh thu được, thể hiện ở hình 3-12, hình 3-13, hình 3-14. Dạng xung thu được giống với xung của nhà chế tạo cung cấp. Điều này chứng tỏ hệ thống đánh lửa hoạt động tốt.
H. 3-12 Xung đánh lửa ở số vòng quay thấp
H.
3-13 Xung đánh lửa với số vòng quay cao
H. 3-14 Xung đánh lửa với số vòng quay cao
3 Chẩn đoán hệ thống đánh lửa trên xe máy.
Việc chẩn đoán hệ thống đánh lửa trên xe máy được tiến hành tại tiệm sửa chữa điện tử. Do đó, dao động ký được sử dụng cũng khác nhau. Tuy nhiên, dù sử dụng dao động ký loại nào,cũng đều cho ra dạng xung trên màn hình chính xác như nhau.
H. 3-15 Dao động ký loại LEADER – LS 1020 Cách tiến hành đo được thể hiện ở hình 3-16
H. 3-16 Cách đo hệ thống đánh lửa trên xe máy
+ Tiến hành đo:
- Kẹp cảm biến vào dây bugi.
- Gắn đầu ra của kẹp cảm biến vào đầu vào của mạch khuếch đại. - Gắn đầu ra của mạch khuếch đại vào dây tín hiệu của dao động ký. - Bật công tắc dao động ký và điều chỉnh chế độ màn hình.
- Khởi động máy, điều chỉnh tay ga ở chế độ chạy quy định.
- Quan sát, điều chỉnh hình ảnh hiển thị của xung sao cho ổn định và theo dõi.
Từ hình ảnh xung ở hình 3-17. Dạng xung thu được không giống với dạng xung chuẩn của nhà chế tạo cung cấp ( hình 3-18 ). Dựa theo sự phân tích đường đặc tính, ta chẩn đoán được bugi đánh lửa không tốt.
H. 3-17 Xung đánh lửa H. 3-18 Dạng xung chuẩn
3.3.2. Chẩn đoán hệ thống phun xăng điện tử
Các tín hiệu đầu ra từ các cảm biến trong hệ thống phun xăng điện tử như: điều khiển vòi phun( N0i ), tín hiệu đánh lửa (IGF), tín hiệu vòng quay (NE), thời điểm đánh lửa (IGT) v.v, có giá trị nằm trong khoảng 1 12 V. Giá trị này nằm trong khoảng giá trị mà dao động ký thể hiện các xung rõ nét trên màn hình. Do đó, ta không cần dùng mạch khuếch đại, chỉ cần tiến hành đo trực tiếp.
1. Chẩn đoán hệ thống phun xăng điện tử trên mô hình phun xăng điện tử
H. 3-19 Mô hình phun xăng điện tử
+ Tiến hành đo:
- Bật công tắc dao động ký và điều chỉnh chế độ màn hình. - Khởi động mô hình và điều chỉnh ở chế độ chạy quy định.
- Lần lượt đưa đầu dây tín hiệu của dao động ký vào các của các cảm biến chính trên mô hình.
- Quan sát, điều chỉnh hình ảnh hiển thị của xung sao cho ổn định và theo dõi.
+ Một số kết quả đạt được:
Điều khiển vòi phun chính ( NOi )
Hình ảnh thu được ở hình 3-20 ứng với chế độ không tải. Xung thể hiện trên hình không được rõ là do xung chạy nhanh.Tuy nhiên, dạng xung thu
được giống với xung của nhà chế tạo cung cấp ( hình 3-21 ). Điều này chứng tỏ vòi phun hoạt động tốt.
H. 3-20 Xung điều khiển kim phun H. 3-21 Dạng xung chuẩn ứng với chế độ không tải
Tín hiệu hồi tiếp ( IGf )
Hình ảnh thu được ở hình 3-22. Dạng xung thu được giống với xung của nhà chế tạo cung cấp ( hình 3-23 ). Điều này chứng tỏ tín hiệu hồi tiếp hoạt động tốt.
Cảm biến vị trí piston ( G )
Xung thể hiện trên hình 3-24 bị đứt đoạn là do xung chạy nhanh. Tuy nhiên, dạng xung thu được giống với xung của nhà chế tạo cung cấp ( hình 3-25 ). Điều này chứng tỏ cảm biến vị trí piston hoạt động tốt.
H. 3-24 Xung cảm biến vị trí piston H. 3-25 Dạng xung chuẩn
Thời điểm đánh lửa ( IGt )
Hình ảnh thu được ở hình 3-26. Dạng xung thu được giống với xung của nhà chế tạo cung cấp (hình 3-27). Điều này chứng tỏ tín hiệu thời điểm đánh lửa hoạt động tốt.
Cảm biến tốc độ động cơ ( Ne )
Dạng xung thu đựợc khi tiến hành đo được thể hiện ở hình 3-28. Dạng xung này giống với xung của cảm biến tốc độ ( 1 cuộn kích, 24 răng ) ứng với tốc độ chậm do nhà chế tạo cung cấp ( hình 3-29 ). Điều này chứng tỏ cảm biến tốc độ hoạt động tốt.
H. 3-28 Xung cảm biến tốc độ H. 3-29 Dạng xung chuẩn ứng với tốc độ chậm
Công tắc toàn tải (VTA )
Dạng xung thu được ở hình 3-30 và hình 3-31. Khi thay đổi tải, quan sát xung, ta thấy xung dao động lên xuống mà không thay đổi dạng xung. Điều này cho thấy, cảm biến tải hoạt động tốt.
H. 3-30 Xung tín hiệu tải ở chế độ tải nhẹ
H. 3-31 Xung tín hiệu tải khi tăng tải
2. Chẩn đoán hệ thống phun xăng điện tử trên động cơ TOYOTA - TCCS 3FE
Điều khiển vòi phun chính ( NOi )
Hình ảnh thu được ở hình 3-32 ứng với chế độ không tải. Xung thể hiện trên hình bị đứt đoạn là do xung chạy nhanh. Tuy nhiên, dạng xung thu được giống với xung của nhà chế tạo cung cấp ( hình 3-33 ). Điều này chứng tỏ vòi phun hoạt động tốt.
H. 3-32 Xung điều khiển kim H. 3-33 Dạng xung chuẩn phun ứng với chế độ không tải
Thời điểm đánh lửa (IGt)
Hình ảnh thu được ở hình 3-34. Dạng xung thu được giống với xung của nhà chế tạo cung cấp ( hình 3-35 ). Điều này chứng tỏ tín hiệu thời điểm đánh lửa hoạt động tốt.
Cảm biến tốc độ động cơ (Ne )
Dạng xung thu đựợc khi tiến hành đo được thể hiện ở hình 3-36. Xung thể hiện trên hình không được rõ là do xung chạy nhanh. Tuy nhiên, dạng xung này giống với xung của cảm biến tốc độ (1 cuộn kích, 4 răng) do nhà chế tạo cung cấp ( hình 3-37). Điều này chứng tỏ cảm biến tốc độ hoạt động tốt.
H. 3-36 Xung cảm biến tốc độ động cơ H. 3-37 Dạng xung chuẩn
3.3.3. Chẩn đoán hệ thống máy phát điện xoay chiều trên động cơ
TOYOTA – TCCS 3FE
Tín hiệu đầu ra có giá trị nằm trong khoảng 1 12 V. Giá trị này nằm trong khoảng giá trị mà dao động ký thể hiện các xung dao động rõ nét trên màn hình. Do đó ta không cần dùng mạch khuếch đại, chỉ cần tiến hành đo trực tiếp.
+ Tiến hành đo:
- Bật công tắc dao động ký và điều chỉnh chế độ màn hình. - Khởi động động cơ và điều chỉnh ở chế độ chạy quy định.
- Đưa dây tín hiệu của dao động ký vào cọc đầu dây ra của máy phát. - Quan sát, điều chỉnh hình ảnh hiển thị của xung sao cho ổn định
và theo dõi.
+ Một số kết quả đạt được:
Dạng xung thu đựợc khi tiến hành đo được thể hiện ở hình 3-38 và 3- 40. Hình ảnh xung thu được giống với xung nhà chế tạo cung cấp (hình 3-39 ) và ( hình 3-41 ). Điều này chỉ báo rằng bộ tiết chế và các thiết bị liên quan hoạt động bình thường.
H. 3-38 Xung tín hiệu đầu ra H. 3-39 Dạng xung chuẩn của máy phát với tốc độ nhanh
H. 3-40 Xung tín hiệu đầu ra H. 3-41 Dạng xung chuẩn của máy phát với tốc độ chậm
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM
Khi sử dụng dao động ký, để hiển thị xung của hệ thống đánh lửa, hệ thống phun xăng điện tử, máy phát điện xoay chiều, đã được thiết lập đồng bộ với các thiết bị phụ trợ. Các thiết bị này được kiểm tra trên các mô hình .
Sự phù hợp về kết quả thử nghiệm đã khẳng định tính đúng đắn của phương pháp nghiên cứu cũng như các thiết bị phụ trợ.
Từ kết quả của các thí nghiệm trên, có một số nhận xét sau :
+ Nắm bắt cách sử dụng dao động ký dễ dàng và nhanh chóng.
+ Thuận tiện trong việc di chuyển đến những nơi cần được chẩn đoán. + Kết hợp với máy tính cho ra những hình ảnh xung rõ nét hơn.
+ Sử dụng dao động ký để lấy hình ảnh xung trong hệ thống đánh lửa gặp một số khó khăn. Muốn lấy được xung đánh lửa trên dao động ký thì phải có thiết bị phụ trợ là mạch khuếch đại. Do trong quá trình thử nghiệm, mạch khuếch đại thiết kế không được tốt lắm, nên vẫn còn bị nhiễu tín hiệu. Do đó, việc điều chỉnh hình ảnh xung khó khăn, có khi không thể lấy được. Trong khi đó, việc lấy hình ảnh xung trong hệ thống phun xăng điện tử và hệ thống máy phát điện rất nhanh chóng , do không phải thông qua mạch khuếch đại . + Cùng một thiết bị và mô hình thử nghiệm, nếu quy trình thử nghiệm khác nhau và chế độ thử nghiệm khác nhau, thì kết quả khác nhau.
+ Khi sử dụng dao động ký, đòi hỏi người sử dụng phải lựa chọn chế độ thử nghiệm thích hợp : Chọn tốc độ thử, điều chỉnh tần số quét ngang, điều chỉnh biên độ , độ sáng , độ khuếch đại tín hiệu đầu vào, thời điểm ghi và cả kinh nghiệm.
Chương 4
Ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật, đã cho ra đời nhiều hệ thống kết cấu hiện đại trang bị cho động cơ đốt trong. Một số kết cấu đơn giản đã được thay thế bằng các kết cấu hiện đại và phức tạp hơn , công nghệ sửa chữa hiện nay đã có những thay đổi là chuyển từ việc sửa chữa chi tiết sang sửa chữa thay thế. Do đó, trong quá trình sử dụng, khai thác thì nhất thiết phải sử dụng chẩn đoán.
Công nghệ chẩn đoán tuy đã ra đời từ lâu, song sự phát triển gặp nhiều khó khăn, chủ yếu là thiết bị đo lường có độ tin cậy cao. Ngày nay, với sự trợ giúp của các thiết bị chẩn đoán hiện đại : các phần mềm, các bộ vi sử lý… lĩnh vực chẩn đoán đã có nhiều tiến bộ đáng kể.
Để kiểm tra, xác định nguyên nhân hư hỏng ngay trong khi động cơ vẫn còn hoạt động, thì người ta sử dụng các thiết bị chẩn đoán hiện đại. Một trong số đó là dao động ký. Nó là một loại máy đo để xem cũng như để ghi lại các giá trị tức thời của các điện áp biến đổi có chu kỳ hay không có chu kỳ.
Qua một thời gian tìm hiểu, nghiên cứu và thử nghiệm dao động ký vào chẩn đoán một số thông số của động cơ xăng, trên một số mô hình thiết bị dạy học của bộ môn kỹ thuật ô tô, cho thấy có những ưu điểm :
- Dự báo chính xác những hư hỏng có thể xảy ra mà không cần phải tháo rời tổng thành máy.
- Giảm chi phí phụ tùng thay thế, giảm độ hao mòn các chi tiết do không phải tháo rời tổng thành.
- Tiết kiệm chi phí và thời gian lao động trong công tác bảo dưỡng và sửa chữa.
- Thiết bị gọn nhẹ, có thể di chuyển dễ dàng.
Ngoài những ưu điểm, thì trong quá trình chẩn đoán cũng gặp một số khó khăn :
- Cần phải hiểu rõ và nắm vững kiến thức thật vững vàng của từng hệ thống. Khi đó, việc sử dụng dao động ký như một công cụ chẩn đoán hiệu quả.
- Cần phải có kinh nghiệm thực tế trong việc sử dụng dao động ký, để có kết quả chính xác.
- Cần phải so sánh kết quả thu được khi tiến hành chẩn đoán với kết quả của nhà sản xuất.
Đây là một đề tài mang tính ứng dụng thực tế , nên nó có tính tích cực trong việc nâng cao kiến thức, tiếp cận và làm quen với những thiết bị chẩn đoán hiện đại .
Trong thực tế, ở hầu hết các xí nghiệp sửa chữa hiện nay, đều sử dụng thiết bị chẩn đoán trong công tác bảo dưỡng và sửa chữa. Vì vậy, kính mong lãnh đạo Khoa, tạo điều kiện cho sinh viên tiếp cận, thực hành trên những thiết bị hiện đại, nhằm nâng cao kiến thức và tay nghề cho sinh viên.
Em xin chân thành cảm ơn thầy Th.S Mai Sơn Hải và quý thầy trong bộ môn đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn em hoàn thành đồ án tốt nghiệp.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Khắc Trai (2004), Kỹ thuật chẩn đoán ô tô, NXB Giao thông vận tải, Hà Nội.
2. Ngô Thành Bắc – Nguyễn Đức Phú (1994), Chẩn đoán trạng thái kỹ
thuật ô tô, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
3. Đỗ Văn Dũng (2004), Trang bị điện và điện tử trên ô tô hiện đại hệ
thống điện động cơ, NXB Đại học Quốc gia, tp HCM.
4. Mai Sơn Hải – Vũ Thăng Long (2006), Bài giảng điện và điện tử ô tô, Trường Đại học Nha Trang.
5. Lê Bá Khang (2007), Bài giảng khai thác kỹ thuật động cơ – hệ động
lực ô tô, Trường Đại học Nha Trang.
6. Nguyễn Oanh (2004), Kỹ thuật sửa chữa ô tô và động cơ nổ hiện đại, NXB Tổng hợp, tp HCM.
7. Phạm Văn Long (2003), Tìm hiểu kỹ thuật chẩn đoán kỹ thuật động cơ đốt trong bằng thiết bị hiện sóng, Luận văn tốt nghiệp, Trường Đại học Thủy sản.
8. Nguyễn Tất Tiến – Đỗ Xuân Kính (2006), Kỹ thuật sửa chữa ô tô, máy
nổ, NXB Giáo dục, Hà Nội.
9. Vũ Quý Điềm (2006), Cơ sở kỹ thuật đo lường điện tử, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
MỤC LỤC
MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU
CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ CHẨN ĐOÁN KỸ THUẬT ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG
1.1. KHÁI NIỆM VỀ CHẨN ĐOÁN KỸ THUẬT. --- 12
1.1.1. Chẩn đoán kỹ thuật và bảo dưỡng kỹ thuật.--- 12