Việc tối ưu hóa nguồn tài nguyên có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với một dự án xây dựng. Thông thường, đối với tiến độ của một dự án khi được lập ban đầu, tài nguyên được phân bổ không đồng điều (một số thời điểm nhu cầu sử dụng tài nguyên cao, một số thời
điểm nhu cầu sử dụng tài nguyên lại thấp) dẫn đến hệ số phân bổ tài nguyên K lớn. Điều này là không hợp lý, nhất là đối với những dự án có qui mô lớn.
Hình 5.7 cho thấy tài nguyên dự án phân bổ không đồng điều. Tại một số thời điểm nhu cầu nhân lực cần cho dự án là rất thấp (50), trong khi một số thời điểm khác nhu cầu sử
dụng tài nguyên lại rất cao (260). Việc phân bổ nguồn tài nguyên như thế khiến nhu cầu tài nguyên ở công trường luôn ở mức cao nhất, và do đó sẽ dẫn đến hiện tượng lãng phí nguồn tài nguyên, làm giảm tính hiệu quả của dự án. Hơn nữa, với biểu đồ tài nguyên từ tiến độ
dự án được lập, người lập dự án phải đặt ra câu hỏi: “Liệu nguồn tài nguyên của mình như
thế có đáp ứng đủ cho nhu cầu của dự án đểđảm bảo dự án đúng tiến độ hay không?”. Mỗi công tác điều có thể có ràng buộc với các công tác khác trong dự án. Tùy thuộc vào tính chất của từng công tác mà công tác đó có thể bắt đầu ở nhiều thời điểm khác nhau mà không làm thay đổi đến tiến độ tổng thể của dự án. Cũng có nhiều công tác có thể tách ra thành nhiều phân đoạn mà vẫn không làm ảnh hưởng đến tính chất và tiến độ của dự án. Chính nhờ những tính chất mềm dẻo này của một số công tác trong dự án mà người lập dự
án có thể phân bổ lại thời gian, phân đoạn của công tác đó nhằm đảm bảo tiến độ của dự án không đổi, đồng thời phân bố lại nhu cầu sử dụng tài nguyên trong dự án hợp lý hơn. Từ biểu đồ nhân lực (Hình 5.7) ta thấy, nguồn tài nguyên tối đa của dự án là 200 nhưng trên biểu đồ có một số thời điểm nhu cầu sử dụng tài nguyên vượt mức giới hạn (vùng màu
đỏ). Việc phân bổ lại kế hoạch cho từng công tác (thời điểm bắt đầu, phân chia phân đoạn, …) là một việc làm cần thiết nhằm phân bổ lại nguồn tài nguyên cho hợp lý hơn, hệ số sử
dụng tài nguyên cao hơn
Sử dụng công cụ tối ưu hóa tài nguyên Resource Optimization, các công tác được phân bổ, sắp xếp lại, nhu cầu sử dụng tài nguyên tại từng thời điểm trong dự án do đó được giảm dần đến mức thấp nhất mà không làm thay đổi tiến độ dự án.
Với ứng dụng tối ưu hóa tài nguyên, ta nhận thấy tài nguyên tối đã dùng cho dự án được cải thiện một cách đáng kể (từ 260 xuống còn 205) mà tiến độ của dự án vẫn không hề thay
đổi (132 ngày). Việc giảm tối đa tài nguyên cần thiết sẽ giúp dự án giảm tải một phần gánh nặng về chi phí tài nguyên nói chung, nhân công nói riêng, do đó có ý nghĩa vô cùng quan trọng đến hiệu quả của dự án.
Cũng với công cụResource Optimization, khi thiết lập ràng buộc thời gian hoàn thành dự
án là 150 ngày (lớn hơn thời gian hoàn thành dự án 132 ngày ban đâu), tài nguyên của dự
án được tối ưu hóa lại.
Hình 5. 9: Nguồn tài nguyên được tối ưu hóa theo thời gian của dự án
Từ Hình 5.9, khi thời gian hoàn thành của dự án là 150 ngày thì các công tác trong dự án có thểđược phân bổ làm cho tài nguyên sử dụng tối đa tại một thời điểm là 170, giảm đáng kế so với con số 205.
Rõ ràng, với công cụ tối ưu hóa tài nguyên dự án Resource Optimization, người lập dự án có thể kiểm soát được nhu cầu nhân lực của dự án một cách chủ động. Các công tác trong dự án nhanh chóng được tựđộng phân bổ lại để được nhu cầu sử dụng tài nguyên tối ưu. Thêm vào đó, công cụ này còn cho phép người lập dự án xem xét nhu cầu sử dụng tài nguyên trong điều kiện tiến độ của dự án.