Lập tiến độ và tối ưu hóa tài nguyên trong Microsoft Project

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ4D CAD TRONG LẬP VÀ MÔ PHỎNG TIẾN ĐỘTHI CÔNG XÂY DỰNG (Trang 35 - 39)

Lp tiến độ và thiết lp ràng buc công tác trong Microsoft Project

Thông thường, để lập tiến độ trong Microsoft Project, người lập thường sử dụng phương pháp thủ công – mỗi công tác trong Microsoft Project đều được nhập bằng tay về tên công tác, thời gian, nhân công, … Việc làm này chiếm tương đối nhiều thời gian và có thể xảy ra hiện tượng nhầm lẫn, sai sót.

Microsoft Project (Ms. Project) có thểđọc dữ liệu từ Microsoft Excel (Ms. Excel) một cách dễ dàng nhờ vào các ứng dụng Macro VBA trong Ms. Project. Các thông số về thời gian, tài nguyên của các phần tửđơn lẻ hay các công tác có trong tập tin Excel được xuất trực tiếp, tựđộng qua Ms. Project.

Hình 4. 5: ng dng đọc kết qu t Ms. Excel qua Ms. Project

Ứng dụng này có thểđọc được dữ liệu từ Ms. Excel ở 2 dạng tùy thuộc vào tùy chọn của người dùng. Người dùng có thểđọc thông số dữ liệu thô (thông số của các phần tửđơn lẻ) hoắc thông số dữ liệu tổng hợp (thông số của các công tác đã được tổng hợp từ Excel). Nghiên cứu này đi sâu vào tiến độ thi công phần thô nên mỗi công tác được chương trình chia làm 3 công tác con chính: Formwork, Reinforcement, Concrete và được sắp xếp theo đúng thứ tự có sẵn trong Ms. Excel (Hình 4.6). Thời gian, nhân lực cũng được thiết lập một cách tự động cho từng công tác. Các công tác được xuất từ Ms. Excel chỉ chưa thông tin về thời gian và tài nguyên chứ chưa có chứa ràng buộc giữa các công tác.

Một điểm mạnh khi sử dụng Macro VBA là các ID của các phần tử có trong mô hình Revit tựđộng được lưu vào trong trường Notes của các công tác chính. Việc này giúp ta dễ dàng hơn khi tiến hành mô phỏng 4D từ môi trường Revit.

Do đặc điểm của kết quảđọc dữ liệu từ Ms. Excel, thời gian và tài nguyên cho các công tác trong Ms. Project được xem xét, thiết lập một cách thủ công. Việc thiết lập ràng buộc giữa các công tác trong Microsoft Project sau đó cũng được thực hiện bằng thủ công. Mỗi dự án có một tính chất, đặc điểm riêng và đo đó ràng buộc giữa các công tác cũng khác nhau. Việc lập tiến độ, phân bổ tài nguyên dựa trên tình hình, đặc điểm, tính chất của dự án nghiên cứu.

Ti ưu hóa tài nguyên, tiến độ trong Microsoft Project

Tài nguyên đơn vị và tiến độ thi công của dự án có mối liên hệ mật thiết với nhau. Thông thường, với một tiến độ hợp lý, tài nguyên đơn vị nhiều sẽ có thể rút ngắn được tiến độ thi công. Và ngược lại, khi tiến độ thi công cho phép được kéo dài thì ta có thể giảm được tài nguyên đơn vị trên từng công tác.

Trong một dự án xây dựng, tùy thuộc vào ràng buộc của các công tác mà mức độ sử dụng tài nguyên tài từng thời điểm có thể khác nhau. Có lúc tài nguyên sử dụng thấp, cũng có lúc tài nguyên sử dụng quá cao, vượt mức cho phép. Hệ số sử dụng tài nguyên cho dự án trong trường hợp này là bất hợp lý. Yêu cầu được đặt ra là:

• Làm sao giảm thiểu đến mức thấp nhất tài nguyên sử dụng tại mọi thời điểm mà tiến độ không thay đổi?

• Nếu tiến độ cho phép chậm hơn một số ngày so với dự kiến thì lượng tài nguyên có thể giảm đến mức nào và tiến độ chậm so với ban đầu là bao nhiêu?

Tùy theo tùy chọn của người dùng trong hộp thoại Resource Leveling (Hình 4.7) mà chương trình có thể cho kết quả tài nguyên sử dụng tối ưu khác nhau. Việc sử dụng các tùy chọn trong hộp thoại này tùy thuộc vào kinh nghiệm sử dụng Microsoft Project cũng như

Hình 4. 7: Hp thoi Resource Leveling

Các tài nguyên trọng dự án được xem xét, tối ưu dựa trên tính năng Resource Leveling của Ms. Project. Công việc này được thực hiện tự động nhờ vào ứng dụng Macro VBA trong Ms. Project (Hình 4.8). Với ứng dụng này, tài nguyên hiện tại đươc xem xét giảm thiểu tới mức thấp nhất (Minimized Usage). Các công tác cũng được phân bổ lại trong giới hạn cho phép (tùy thuộc vào tùy chọn ban đầu trong hộp thoại Resource Leveling). Ngoài ra, ứng dụng này còn có chức năng xem xét, tối ưu tài nguyên trong điều kiện giới hạn thời gian dự

án (thời gian giới hạn phải không nhỏ hơn thời gian ban đầu) và đưa ra thời gian hoàn thành dự án với tài nguyên đã được tối ưu.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ4D CAD TRONG LẬP VÀ MÔ PHỎNG TIẾN ĐỘTHI CÔNG XÂY DỰNG (Trang 35 - 39)