Kiểm tra thanh góp hạ áp:

Một phần của tài liệu Thiết kế đường dây và trạm biến áp (Trang 77 - 81)

II. TÍNH TOÁN NGẮN MẠCH VÀ KIỂM TRA LẠI CÁC THIẾT BỊ ĐÃ LỰA CHỌN

d) Kiểm tra thanh góp hạ áp:

Kiểm tra thanh góp đã chọn theo điều kiện phát nóng lâu dài, cho phép khả năng ổn định nhiệt và ổn đinh động. Thanh góp hạ áp sử dụng thanh dẫn cứng đặt nằm ngang. Tiết diện thanh góp được đặt theo điều kiện cho phép.

Trong đó:

ITT = 288,67A VÀ ICP = 400A

k1 - hệ số điều chỉnh khi đặt thanh góp. Do thanh góp đặt nằm ngang nên lấy: k1 = 0,95

k2 - hệ số hiệu chỉnh theo nhiệt độ môi trường k2 = 0,9

• 0,95. 0,9. 400 = 342 A > 288,67A thỏa mãn.

Lực tính toán do tác động của dòng điện ngắn mạch: Ftr = 1,76.10-2.70/7.11,32 = 22,470 (N)

Mô men uốn tính toán: M = 10 70 . 47 , 22 10 . = l Ftt = 157,29 (kG.cm) Mô men chống uốn của thanh góp:

W = 2 2 0,6 36 6 3 . 4 , 0 6 . cm h b = =

Ứng suất tính toán xuất hiện trong thanh góp khi ngắn mạch: σtt = 262,15 6 , 0 29 , 157 ¦ = = W M (kG/cm2) Với: Thanh đồng có σtt = 1400 (kG/cm2) Vậy σtt < σcp

Kiểm tra ổn định nhiệt:

F ≥ α.I. tqd

Trong đó:

α - hệ số nhiệt độ, với ống đồng α = 6 tqd - thời gian tính toán quy đổi, tqd = 0,8 • F = 30.4 = 120 mm2 > 6.6,4. 8. Thỏa mãn

Bảng 6-4: Bảng kiểm tra thanh góp hạ áp:

Đại lượng kiểm tra Điều kiện kiểm tra

Dòng diện phát nóng lâu dài cho phép (A) k1.k2.Icp ≥ Itt 342 > 288,67 Khả năng ổn định động (kG/cm2) σtt≥σcp Khả năng ổn định nhiệt (mm2) F ≥α.I∞. tqd 120 > 34,35 d) Kiểm tra cáp từ máy biến áp đến tủ phân phối hạ áp:

Ta kiểm tra ổn định nhiệt của cáp, tiết diện cáp đã chọn theo điều kiện ổn định nhiệt:

F ≥ α.I. tqd

Do ngắn mạch trong cung cấp điện được coi là ngắn mạch ở xa nguồn nên I∞ = I” = IN.

Trong đó:

α - hệ số nhiệt độ, α = 6

Chọn thời gian I cắt = 1s, tra đồ thị thời gian với tỷ số β =

l l l" ta được: tqđ = 0,8. • F = 95 mm2 > 6.6,4. 0,8 = 34,35mm2. Thỏa mãn.

CHƯƠNG VII

NỐI ĐẤT VÀ CHỐNG SÉT

ĐẢM BẢO AN TOÀN CHO ĐƯỜNG DÂYI. ĐẶT VẤN ĐỀ: I. ĐẶT VẤN ĐỀ:

Hệ thống cung cấp điện làm nhiệm vụ truyền tải và phân phối điện năng đến các hộ tiêu dùng điện. Vì vậy đặc điểm của hộ tiêu thụ dùng điện là phân bố trên diện tích rộng và thường xuyên có người làm việc với các thiết bị điện. Cách điện của các thiết bị điện bị chọc thủng, người vận hành không tuân theo các quy tắc an toàn.... đó là những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tai nạn điện giật. Sét đánh trực tiếp hoặc gián tiếp vào các thiết bị điện không những làm hỏng các thiết bị điện mà còn gây nguy hiểm cho người vận hành. Vì thế trong hệ thống cung cấp điện nhất thiết phải có các biện pháp an toàn, có hiệu quả và tương đối đơn giản là thực hiện nối đất và đặt các thiết bị chống sét.

Mức độ tổn thương do điện giật phụ thuộc vào cường độ, thời gian tác dụng và đường đi của dòng điện chạy qua người, đồng thời cũng phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe và tính chất cách điện của cơ thể người bị điện giật. Nói chung dòng điện có trị số khoảng 100mA đã có thể chết người, song cũng có trường hợp người bị chết khi ở dòng điện chỉ khoảng 5 - 10mA mà thôi, đó là vì còn phụ thuộc vào sức khỏe của nạn nhân.

Để tránh điện giật trước tiên phải chấp hành nghiêm chỉnh quy tắc vận hành các thiết bị điện, thứ nữa, người ta thực hiện nối đất các bộ phận có thể bị mang điện khi cách điện bị hỏng: thông thường các vỏ máy bằng kim loại đều phải nối đất.

Trong hệ thống cung cấp điện có ba loại nối đất:

• Nối đất an toàn: thiết bị nối đất loại này được nối vào vỏ thiết bị điện. Nó có nhiệm vụ bảo đảm sự làm việc bình thường không mang diện tích (vỏ máy, thùng máy biến áp, máy cắt điện, các gá đỡ kim loại, chân sứ).

Khi cách điện hư hỏng, trên các bộ phận này sẽ xuất hiện điện thế nhưng do đã được nôíi đất nên giữ được mức điện thế thấp. Do đó, đảm bảo an toàn co người tiếp xúc với điện.

• Nối đất chống sét: thiết bị nối đất này được nối vào cột thu lôi. Nối đất chống sét nhằm tản dòng điện sét trong đất (khi có sét đánh vào cột thu lôi hoặc đường dây) để giữ cho điện thế trên thân cột không quá lớn... Do đó hạn chế được các dòng điện ngược tới công trình bảo vệ.

• Nối đất làm việc: thiết bị nối đất này được nối vào vỏ thiết bị điện. Nó có nhiệm vụ là đảm bảo sự làm việc bình thường của thiết bị hoặc một số bộ phận làm việc đã định sẵn. Loại nối đất này gồm có nối đất điểm trung tính máy biến áp trong hệ thống có điểm trung tính nối đất, nối đất của máy biến áp đo lường và của kháng điện trong các đường dây tải điện đi qua.

Một phần của tài liệu Thiết kế đường dây và trạm biến áp (Trang 77 - 81)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(89 trang)
w