II. LỰA CHỌN CÁC THIẾT BỊ CHO TRẠM BIẾN ÁP:
a. Lựa chọn cầu chì tự rơi:
Cầu trì tự rơi là một thiết bị đóng cắt đơn giản, rẻ tiền hơn máy cắt. Nó gồm hai bộ phận tạo thành: bộ phận đóng cắt điều khiển bằng tay và cầu chì.
Chọn cầu trì tự rơi (CCTR) với Uđm = 6KV; Itt = 38,5A, do hãng CHANGE (Mỹ) chế tạo (PLIII.3-TL2).
Bảng 5-1: Thông số kỹ thuật của CCTR
Loại CCTR Uđm (KV) Iđm (A) IN (A) Trọng lượng (Kg)
hình 5.2: Trạm biến áp kiểu kín ( xây, trong nhà) hai máy biến áp
Các đường dây trên không dù có được bảo vệ chống sét hay không thì các thiết bị điện nối với chúng đều phải chịu tác động của sóng sét truyền từ đường dây đến. Biên độ của quá trình điện áp khí quyển có thể lớn hơn điện áp của thiết bị, dẫn đến chọc thủng cách điện phá hoại thiết bị và mạch điện bị cắt ra. Vì vậy để bảo vệ thiết bị điện trong trạm biến áp tránh sóng quá điện áp truyền từ đường dây vào trạm, ta dùng thiết bị chống sét van. Thiết bị chống sét van sẽ hạ thấp biên độ sóng quá điện áp xuống đến trị số an toàn cho cách điện cần bảo vệ (cách điện của máy biến áp và các thiết bị khác đặt trong trạm).
Thiết bị chống sét chủ yếu cho trạm biến áp là chống sét van (CSV) và chống sét ống (CSO).
Bảo vệ chống sóng quá điện áp truyền từ đường dây vào trạm biến áp đạt được bằng cách đặt chống sét van và các biện pháp bảo vệ đoạn dây gần trạm.
Chọn thiết bị chông sét van do hãng Cooper (Mỹ) chế tạo loại ALZP6 (PLIII.13 - TL2).
Chọn tủ cao áp loại 8DH10 do SIEMENS chế tạo có các thông số kỹ thuật sau: (PLIII.1-TL2).
Bảng 5 - 2: Thông số kỹ thuật của tủ cao áp do SIEMENS chế tạo: Loại Cách điện Uđm (KV) Iđm (A) INBA (KA) INmax (KA)
8DH10 SF6 7,2 1250 25 63