Lựa chọn các phần tử của hệ thống điện:

Một phần của tài liệu Thiết kế đường dây và trạm biến áp (Trang 26 - 30)

III. VẠCH SƠ ĐỒ CẤP ĐIỆN VÀ CHỌN CÁC PHẦN TỬ CỦA HỆ THỐNG CẤP ĐIỆN

2. Lựa chọn các phần tử của hệ thống điện:

Dùng máy cắt để làm thiết bị đóng cắt cho phía cao áp của trạm biến áp. Ưu điểm: Máy cắt có thể cắt được dòng phụ tải, do đó an toàn cho người vận hành.

Nhược điểm: Vốn đầu tư cho máy cắt khá cao, với một trạm nhỏ (vài trăm kVA) thì người ta ít dùng máy cắt.

• Dùng máy cắt phụ tải kết hợp với cầu trì để thay thế cho máy cắt.

Ưu điểm: Rẻ tiền, cắt được dòng phụ tải, an toàn cho người vận hành. Chính vì vậy mà người ta hay dùng loại máy cắt này để thiết kế, lắp đặt cho các trạm biến áp vừa và nhỏ.

• Dùng dao cách ly và cầu trì để làm thiết bị đóng cắt và bảo vệ cho phía cao áp.

Ưu điểm: Sơ đồ đơn giản, vốn đầu tư ít vì dao cách ly tương đối rẻ hơn các loại máy khác.

Nhược điểm: Dao cách ly không đóng, cắt dòng phụ tải được. Do đó không an toàn cho người vận hành.

• Dùng cầu trì tự rơi để thay thế cho các loại thiết bị đóng cắt trên có ưu điểm như máy cắt phụ tải kết hợp với cầu trì, nhưng thường người ta chỉ dùng cho các trạm nhỏ và các trạm vừa còn các trạm lớn thì ít dùng. Từ các ưu điểm và nhược điểm của các thiết bị điện như trên ta thấy trạm biến áp đặt hai máy có dung lượng mỗi máy là 200 kVA, nên ta dùng cầu trì tự rơi để đóng cắt và bảo vệ cho sơ đồ mạng cao áp của trạm biến áp là thích hợp. • Chọn máy biến áp do Việt Nam chế tạo, không phải qua hiệu chỉnh nhiệt độ. Với công suất Stt = 357,16 (kVA) nên ta chọn trạm biến áp hai máy biến áp do hãng ABB chế tạo với công suất mỗi máy là SBA = 200 (kVA)

Thông số kỹ thuật của MBA (PL2.2-TL1) Thông số kỹ thuật BA - 200 - 6, 3/0,4 KV Điện áp

KV P0W PNW UN,% Kích thước, mm dài - rộng - cao

Trọng lượng kg 6,3/0,4 200 125

0

Chọn vị trí đặt trạm biến áp:

Vị trí đặt trạm biến áp không vượt quá 100m và cách nguồn cấp chính 1900m, được lấy từ trạm biến áp trung tâm 110/6KV, trạm biến áp được đặt trong địa phận của nhà máy.

Chọn trạm biến áp kiểu kín (xây, trong nhà) (H5. 16 - TL2) đặt hai trạm biến áp. Trạm được bố trí thành bốn phòng: hai phòng đặt máy biến áp, một phòng cao áp đặt thiết bị cao áp, một phòng hạ áp đặt các thiết bị hạ áp. Các thiết bị điện đều được đặt trong tủ có vỏ che chắn an toàn. Trạm kiểu kín có nhiều ưu điểm như: độ an toàn cao, tránh được rủi ro do thiên tai...., dễ vận hành, kiểm tra, bảo dưỡng.

• Chọn tiết diện dây dẫn từ BATT về trạm biến áp của trạm bơm: Itt = IđmB = 38,5 6 . 3 200 . 2 = A

Với dòng tính toán và khoảng cách tải điện ngắn (1900m) ta chọn tiết diện dây dẫn theo điều kiện kinh tế (tức mật độ dòng điện Jkt).

Fkt = 38,5 1 5 , 38 = = tt tt J l (mm2)

Với Tmax = 6000h, tra bảng 2.10 - TL2 ta có Jkt = 1 A/mm2

Vậy lấy tiết diện đường dây cao áp là 35mm2, chọn AC-35. Không phải kiểm tra lại điều kiện ∆Ucp.

Chọn dây dẫn là một khâu quan trọng trong việc thiết kế cung cấp điện. Chọn dây dẫn căn cứ vào các chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật.

Đường dây dẫn điện từ trạm biến áp trung tâm về trạm biến áp của trạm cấp nước dài 1900m, trong đó có 10cm cáp ngầm 1800m đường dây trên không,

dây nhômlõi thép lọ đơn. Vì đường dây 6 KV cấp điện cho trạm biến áp của trạm cấp nước ngắn nên chọn tiết diện dây dẫn theo mật độ dòng điện kinh tế. Ta chọn thời gian sử dụng Tmax = 6000h.

Một phần của tài liệu Thiết kế đường dây và trạm biến áp (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(89 trang)
w