Phát triển các yếu tố đầu vào (bao gồm nguyên phụ liệu cung cấp cho ngành

Một phần của tài liệu Luận văn: Tình hình xuất khẩu hàng may mặc tại tại công ty cổ phần May 10 pptx (Trang 57 - 58)

may và nguồn nhân lực)

- Phát triển vùng nguyên liệu và những ngành công nghiệp phụ trợ cho dệt may: Hiện nay nguyên phụ liệu của ngành dệt may chủ yếu là nhập khẩu, thị trường nhập khẩu lớn của ta bao gồm Trung Quốc, Đài Loan…Trong khi tỷ lệ nội địa hóa sẽ quyết định xuất xứ

của hàng hóa. Vì vậy, nếu ta muốn được hưởng những ưu đãi của các nước phát triển dành cho thì cần phải nâng cao tỷ lệ nội địa hóa hơn nữa. Ví dụnhư Nhật Bản, trong đàm

phán về Hiệp định Đối tác kinh tế với Việt Nam – EPA (dự kiến kết thúc vào cuối năm

nay và có hiệu lực ngay sau đó) đã đưa ra tiêu chí xuất xứ“hai công đoạn”. Xuất xứ “hai

công đoạn” có nghĩa là hàng dệt may VN xuất sang Nhật phải được sản xuất từ nguyên phụ liệu trong nước, hoặc của Nhật hoặc của các nước ASEAN. Thực hiện theo EPA,

xuất khẩu hàng dệt may của VN vào Nhật Bản sẽ được hưởng mức thuế suất thuế xuất khẩu 0%. Đây được xem là bài toán khó với dệt may Việt Nam khi mà nguyên phụ liệu nhập khẩu chiếm tới 60-70%. Vì vậy, Nhà nước nên có quy hoạch cụ thể, biến những

vùng đất nông nghiệp có điều kiện phù hợp với trồng bông, trồng dâu thành những khu chuyên cung cấp nguyên phụ liệu cho ngành dệt may. Bên cạnh đó, phải xây dựng trung tâm thu mua, tránh tình trạng như mía, sắn…người dân trồng rồi không biết bán cho ai,

đến khi doanh nghiệp cần mua thì người dân lại không trồng nữa.

- Hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực: cần tổ chức các chương trình đào tạo nghề, giải quyết vấn đề thiếu hụt và nâng cao chất lượng nguồn lao động; mở các lớp đào tạo cán bộ

quản lý kinh tế- kỹ thuật và cán bộ pháp chế, cán bộ bán hàng chuyên ngành Dệt may; mở các khóa đào tạo về thiết kế và phân tích vải, kỹ năng quản lý sản xuất; cử cán bộ, học sinh tham gia các khóa đào tạo ở nước ngoài chuyên về quản lý và thiết kế thời trang; xây dựng trường Đại học Dệt may và Thời trang để tạo cơ sở vật chất cho các lớp đào

tạo.

Một phần của tài liệu Luận văn: Tình hình xuất khẩu hàng may mặc tại tại công ty cổ phần May 10 pptx (Trang 57 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)